Cây bạch mã hoàng tử là cây thuộc họ ráy nên loại cây này thường được nhân giống bằng cách tách bụi hoặc giâm cành. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể áp dụng cách chiết cây để nhân giống cây bạch mã. Cách chiết cây bạch mã hoàng tử cũng giống như một số cây khác họ ráy như cây đại phú gia. Các bạn có thể chiết cây bạch mã theo các bước sau đây.
- Cây bạch mã hoàng tử bị vàng lá
- Cây bạch mã hoàng tử ra hoa
- Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử trong nhà
- 6 Vị trí đặt cây bạch mã hoàng tử hợp phong thủy
- Cây hoa hồng môn có độc không
Cách chiết cây bạch mã hoàng tử
Để chiết cây bạch mã các bạn chỉ cần làm các bước như chiết cây cơ bản là được vì cây bạch mã rất dễ sống. Nếu bạn chưa biết các bước chiết cây cơ bản thì hãy xem cụ thể các bước sau và làm theo nhé:
1. Chuẩn bị
Trước khi chiết cành các bạn cần chuẩn bị trước một số nguyên vật liệu để chiết cành như sau:
- Một con dao sắc hoặc dùng kìm cắt ống nước
- Rễ cây lục bình hoặc tro trấu
- Túi nilon
- Dây buộc
- Thuốc kích thích ra rễ
- Một cây bạch mã hoàng tử có thân dài tối thiểu 20cm
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Khoanh vỏ
Bạn dùng dao sắc cắt phần vỏ cây bên ngoài thân. Lưu ý là chỉ cắt đến hết lớp vỏ bên ngoài chứ không cắt sâu vào thân. Do cây bạch mã có thân không dài nên độ dài vỏ cần cắt vào khoảng 5cm là đẹp. Phần khoanh vỏ là phần cần làm khá tỉ mỉ, nếu bạn chưa làm quen dẫn đến làm gãy thân thì bạn có thể dùng thân đó mang đi giâm cành luôn cũng được (không cần chiết nữa đỡ mất công).
Bước 2: Lau sạch nhựa
Dùng khăn hoặc giấy ăn lau sạch nhựa ở vết cắt. Sau khi lau sạch nhựa bạn nên để khoảng 30 phút cho vết cắt khô hẳn rồi mới bắt đầu chiết cành. Lưu ý một chút là nhựa cây bạch mã hoàng tử có độc, nếu nhựa cây dính vào tay thì cũng không sao nhưng bạn đừng nếm thử nhựa cây hay cho lên miệng, mắt rất nguy hiểm.
Xem thêm: Cây bạch mã có độc không
Bước 3: Chuẩn bị đất bó bầu
Dùng rễ cây lục bình và tro trấu đã chuẩn bị lúc trước trộn với đất theo tỉ lệ 2 phần đất 1 phần rễ cây lục bình và tro trấu. Tưới ẩm cho hỗn hợp đất này nhưng không cần phải tưới quá đẫm. Nếu đất quá nhiều nước bạn dùng tay nắm thật chặt đất thấy đất không bị chảy nước ra nữa là được.
Pha dung dịch thuốc kích thích tạo rễ sau đó bôi vào vết cắt để giúp cây nhanh ra rễ hơn. Bạn cũng có thể dùng dung dịch này để trộn đất ở trên sẽ giúp tăng hiệu quả kích thích cây ra rễ.
Bước 4: Bó bầu
Dùng đất đã trộn đắp kín xung quanh vết cắt trên thân cây. Lấy tay nắm chặt bầu đất sau đó lấy nilon bọc kín bên ngoài, dùng dây buộc chặt hai đầu trên dưới của bầu đất sao cho bầu đặt giữ được cố định không bị xoay. Việc bó bầu này còn có tác dụng giữ ẩm bên trong bầu đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây ra rễ tốt hơn.
Bước 5: Chờ cây ra rễ
Sau khi đã bó bầu chiết, các bạn chú ý thân cây sẽ bị yếu do khoanh vỏ nên bạn cần có biện pháp chống không cho cây bị đổ gãy. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt cây ở nơi thoáng mát, 1 đến 2 ngày tưới nước vào bầu đất một lần để bầu đất không bị quá khô. Sau khoảng 4 tuần cây sẽ ra rễ mới và bạn có thể thấy rễ cây thông qua lớp nilon bọc.
Bước 6: Cắt thân mang đi trồng
Sau khi cây ra rễ bạn hãy quan sát xem rễ cây như thế nào. Nếu rễ trắng thì nên để bầu chiết thêm, nếu rễ chuyển sang màu hơi xanh thì có thể cắt thân mang đi trồng. Bạn dùng dao sắc cắt thân bên dưới bầu chiết khoảng 1 – 2 cm, bỏ lớp nilon bọc bầu chiết đi sau đó mang cây trồng sang chậu mới.
Với hướng dẫn cách chiết cây bạch mã hoàng tử trên, các bạn hoàn toàn có thể tự chiết cây bạch mã hoàng tử tại nhà rất dễ dàng. Việc chiết cây không khó tuy nhiên sẽ hơi mất thời gian chờ cây ra rễ. Do đó, bạn hãy thật kiên nhẫn và không nên nóng vội khi thực hiện chiết cây này nhé.