Gà trống choai là loại gà rất quen thuộc với nhiều người và cũng được kể trong rất nhiều câu chuyện cho trẻ nhỏ. Loại gà này còn được dùng trong dịp cũng lễ nhất là cúng giao thừa. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa nên rất nhiều bạn không còn được nghe thấy từ gà trống choai thường xuyên và cũng không biết gà trống choai là gì. Để hiểu hơn về về loại gà này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giải thích cụ thể hơn cho các bạn nào còn thắc mắc ngay sau đây.
- Gà ri đẻ bao nhiêu trứng 1 năm
- Gà ác nuôi bao lâu thì đẻ trứng
- Gà Lương Phượng nuôi bao lâu thì đẻ trứng
- Gà Tam Hoàng nuôi bao lâu thì đẻ trứng
- Gà Đông Tảo nuôi bao lâu thì đẻ trứng
Gà trống choai là gì
Gà trống choai là loại gà trống mới lớn nhưng chưa đến tuổi trưởng thành (thành thục). Những con gà trống đã bắt đầu trổ mã nhưng chưa từng đạp mái thì đều có thể gọi là gà trống choai. Từ “choai” này còn được dùng để chỉ chung cho kiểu thanh niên mới lớn chưa trải sự đời.
Tại sao dùng gà trống choai để cúng giao thừa
Tập tục cúng giao thừa phải có gà trống choai đã được lưu truyền từ xưa. Tập tục này trước đây hầu như ai cũng rõ và đều biết tại sao lại dùng loại gà trống này để cúng giao thừa. Tuy nhiên, do sự đô thị hóa mạnh mẽ và nông nghiệp cũng không còn phổ biến như trước đây dẫn đến nhiều người không biết đến tập tục này bắt nguồn từ đâu. Theo một những truyện thần thoại trong dân gian thì khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra mặt đất, thấy mặt đất lạnh lẽo, ẩm thấp nên đã sai mười mặt trời chiếu sáng để làm khô mặt đất. Nhưng do quên không thu hồi lại các mặt trời này nên khi đất đã khô cằn nứt nẻ mà 10 mặt trời vẫn tiếp tục chiếu sáng. Tình trạng hạn hán ngày càng nghiêm trọng khiến không chỉ cỏ cây mà cả con người cũng khó mà sinh sống được. Đúng lúc đó, có một chàng dũng sĩ đã dùng cung bắn nát mặt trời để tránh kiếp nạn này. Khi liên tiếp bắn rơi 9 mặt trời thì mặt trời thứ 10 sợ hãi trốn đi. Mặt đất lại trở lại sự tối tăm ban đầu. Lúc này, rất nhiều loài vật cũng như con người nghĩ cách gọi mặt trời thứ 10 trở lại nhưng không thành. Đến khi một chú gà trống choai cất tiếng gáy vang vọng khắp nơi thì mặt trời nghe thấy mới ngó ra xem. Khi mặt trời thứ 10 hạ xuống thấy không còn bóng dáng của vị dũng sĩ trước đây và chỉ còn tiếng gáy lanh lảnh của chú gà trống thì không còn sợ hãi nữa. Từ đó, gà trống chính là biểu tượng đánh thức mặt trời và nó cũng mang ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.
Lý do đêm giao thừa dùng gà trống choai cúng giao thừa có liên quan đến truyền thuyết trên. Đêm giao thừa được coi là đem tối tăm nhất (tối như đêm 30) nên người dân bảo nhau cúng một con gà trống để hi vọng đánh thức mặt trời mang lại ánh sáng đầy đủ cho cả năm giúp mùa màng bội thu. Việc dùng gà trống choai để cúng còn mang ý nghĩa về sự tinh khiết, chưa nhiễm bụi trần để dâng lên cho các vị thần cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa.
Như vậy, có thể thấy rằng gà trống choai là để chỉ loại gà trống mới lớn nhưng chưa trưởng thành. Loại gà trống này có ý nghĩa rất đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt. Trong những dịp cúng lễ hay đặc biệt là giao thừa thì gà trống là đồ cúng không thể thiếu trong mâm cơm cúng mang ý nghĩa cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.