logo vui cười lên

Mật độ úm gà con bao nhiêu con/m2 là phù hợp


Giai đoạn úm gà con rất quan trọng khi nuôi gà. Giai đoạn này quyết định chủ yếu tỉ lệ hao hụt ở đàn gà vì giai đoạn này gà con có sức đề kháng kém nên nếu không úm tốt thì sẽ dễ bị chết. Về cách úm gà con các bạn chỉ cần chú ý tới các vấn đề như chuồng trại, mật độ úm, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ úm và lưu ý khi úm vào mùa hè, mùa đông là được. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn hiểu hơn về mật độ úm gà con để các bạn hiểu hơn khi úm gà con mới nở.


Mật độ úm gà con bao nhiêu con/m2 là phù hợp
Cách úm gà con mới nở

Mật độ úm gà con

Khi úm gà con, tùy vào độ tuổi và sự phát triển của gà mà mật độ úm sẽ có sự thay đổi ít nhiều. Thông thường mật độ úm gà con sẽ được điều chỉnh tùy theo từng tuần tuổi của gà con:

  • Giai đoạn gà con 1 – 7 ngày tuổi: mật độ 30 – 50 con/m2
  • Giai đoạn gà con 8 – 14 ngày tuổi: mật độ 20 – 30 con/m2
  • Giai đoạn gà con 15 – 21 ngày tuổi: mật độ 15 – 25 con/m2
  • Giai đoạn gà con 22 – 28 ngày tuổi: mật độ 12 – 20 con/m2
Mật độ úm gà con bao nhiêu con/m2 là phù hợp
Mật độ úm gà con mới nở

Tính mật độ úm như thế nào

Nhiều bạn mặc dù biết mật độ úm nhưng để tính mật độ úm thì có những bạn lại không biết. Để tính được mật độ úm các bạn cần phải biết cách tính diện tích của chuồng úm và biết được số lượng gà chuẩn bị nuôi. Lấy ví dụ các bạn nuôi 100 con gà thì ban đầu các bạn cần phải làm chuồng úm rộng 2 m2. Nếu bạn làm chuồng úm hình chữ nhật thì bạn chỉ cần làm chuồng với một chiều dài 2m và một chiều dài 1m là được. Cách tính diện tích của chuồng úm chữ nhật (vuông) là lấy độ dài 2 cạnh nhân với nhau. Còn nếu bạn làm chuồng úm hình tròn (quây tròn) thì diện tích tính theo công thức: bán kính quây úm x bán kính quây úm x 3,14. Trong trường hợp bạn cần làm một chuồng úm rộng 2 m2 thì cách tính như sau:

Bán kính quây úm x Bán kính quây úm x 3,14 = 2

Bán kính quây úm x Bán kính quây úm = 2 / 3,14 = 0,637

=> bán kính quây úm = √0,637 = 0.8 m

Như vậy, để nuôi 100 con gà thì bạn cần làm chuồng úm ban đầu có diện tích 2 m2. Nếu bạn làm chuồng hình chữ nhật thì chỉ cần làm chuồng dài 2m và rộng 1m là được. Nếu bạn làm quây úm tròn thì cần quây úm với bán kính 0,8m.

Mật độ úm gà con bao nhiêu con/m2 là phù hợp
Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở

Lưu ý về diện tích chuồng úm tối đa

Một điểm lưu ý nhỏ về mật độ úm gà con đó là không chỉ căn cứ vào mật độ mà diện tích chuồng úm cũng chỉ nên làm diện tích tối đa 6 m2. Tại sao lại là 6 m2 thì vấn đề này là do nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quây úm như vậy gà con sẽ đảm bảo mật độ tốt nhất không bị dẫm đạp lên nhau. Nếu chuồng úm quá rộng (trên 6 m2) thì số lượng gà con bên trong sẽ nhiều, khi gà con chạy dồn về một phía có thể gây ra tình trạng dẫm đạp lên nhau.

Mật độ úm gà con bao nhiêu con/m2 là phù hợp
Cách úm gà con mới nở

Như vậy, mật độ úm gà con tùy theo từng tuần tuổi, tuần thứ nhất mật độ úm là 30 – 50 con/m2, tuần tuổi thứ hai mật độ úm là 20 – 30 con/m2, tuần tuổi thứ ba mật độ úm là 15 – 25 con/m2 và tuần tuổi thứ tư mật độ úm là 12 – 20 con/m2. Khi úm các bạn chú ý làm chuồng úm không nên quá rộng và cần đảm bảo diện tích úm tối đa là 6 m2 để tránh việc gà chạy dồn vào một phía có thể dẫm đạp lên nhau.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang