Nhiều bạn thắc mắc cây hồng môn có trồng trong nước được không hay cây hồng môn thủy canh trồng như thế nào. Vấn đề này chắc các bạn ra tiệm bán cây hồng môn là sẽ thấy cây trả lời ngay vì các shop thường bán cả cây hồng môn trồng trong đất và cây hồng môn trong nước. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giới thiệu về cây hồng môn thủy sinh và cách trồng cây hồng môn trong nước.
- Các loại hồng môn và cách phân loại
- Hình ảnh cây hồng môn, hoa hồng môn đẹp
- [Review] Máy ấp trứng Mactech 3000 trứng
- Cách bón phân trùn quế với từng loại cây trồng
- Tìm hiểu về cây rau đay xanh
Cây hồng môn thủy sinh
Giải thích lại cho những bạn nào chưa biết về cây thủy canh. Cây thủy canh hay còn gọi là cây thủy sinh là loại cây được trồng hoàn toàn trong nước chứ không cần dùng đất. Như vậy, cây hồng môn thủy sinh cũng là cây hồng môn được trồng hoàn toàn trong nước chứ không cần dùng tới đất. Khi trồng cây hồng môn trong nước, thay vì bón phân như trồng trong đất thì các bạn cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây vào trong nước bằng các loại phân bón chuyên dụng cho cây trồng thủy canh.
Cách trồng cây hồng môn trong nước
Để trồng cây hồng môn trong nước không khó. Các bạn có thể mua một cây hồng mông thủy canh được bán sẵn ngoài tiệm về trồng hoặc lấy một cây hồng môn đang sống trong đất để trồng thủy canh đều được. Nếu lấy cây trồng trong đất để trồng thủy canh thì các bạn cần phải cho cây quen dần với môi trường nước sau đó mới chuyển cho cây trồng thủy canh hoàn toàn nếu không cây sẽ bị sốc môi trường và tỉ lệ chết rất cao.
Để cho cây hồng môn trồng đất quen với môi trường nước thì các bạn chỉ cần cho cây đó trồng bán thủy canh là được. Sau khi trồng bán thủy canh một thời gian các bạn cho cây đi trồng thủy canh thì cây sẽ không bị chết. Để trồng bán thủy canh, các bạn có thể mua các chậu cây bán thủy canh về trồng. Chậu cây này có 2 tầng, tầng trên là tầng chứa đất và có các khe hở bên dưới để rễ cây đâm dài ra có thể vươn xuống tầng bên dưới là tầng thủy sinh. Nhờ đó, rễ cây sẽ quen dần với môi trường thủy sinh mà cây vẫn sống khỏe mạnh nhờ có đất ở bên trên. Sau một thời gian (1 tháng) trồng bán thủy sinh, rễ cây đã quen với môi trường sống trong nước thì các bạn có thể giũ hết đất ở cây bán thủy sinh sau đó đem trồng thủy sinh.
Khi đem trồng thủy sinh, lưu ý là không được cho nước ngập quá 1/2 rễ cây để rễ cây có thể hô hấp được bình thường. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng vào trong nước để cây có dinh dưỡng phát triển. Thay nước định kỳ hàng tuần để nước không bị ô nhiễm và giúp cây phát triển tốt hơn.
Giá bán cây hồng môn thủy sinh
Cây hồng môn trồng làm cảnh loại nhỏ thường có giá khoảng 100 – 200 ngàn tùy kích thước của cây. Còn cây hồng môn trồng thủy sinh sẽ có giá khoảng 150 – 300 ngàn đồng đắt hơn loại cây hồng môn thông thường một chút. Lý do cây hồng môn trồng trong nước đắt hơn vì loại cây hồng môn này có kèm theo cả bình. Nếu bạn chọn một cây hồng môn thủy sinh nhỏ thì giá chỉ khoảng trên dưới 150 ngàn. Nếu cây hồng môn to hơn và đẹp hơn thì sẽ có giá cao hơn đôi chút.
Có nên trồng cây hồng môn thủy canh trong nhà
Cây hồng môn thủy canh có nhiều đặc điểm rất nổi bật như không phải tưới nước thường xuyên, cách chăm sóc đơn giản hơn cây trồng đất. Không chỉ vậy, khi trồng cây hồng môn thủy sinh bạn sẽ nhìn thấy cả bộ rễ của cây rất độc đáo. Do đó, rất nhiều người yêu thích kiểu trồng hồng môn này đặc biệt là dân công sở luôn thích có một bình hồng môn thủy canh đặt trên bàn làm việc. Nếu bạn đang thắc mắc có nên trồng cây hồng môn thủy canh trong nhà hay không thì câu trả lời là có vì kiểu trồng này rất độc đáo mang vẻ đẹp riêng và có rất nhiều ưu điểm.
Như vậy, với những thông tin về cây hồng môn thủy sinh vừa nêu trên, nếu bạn đang có ý định mua một cây hồng môn trồng trong nhà để làm cảnh thì hoàn toàn có thể cân nhắc trồng một cây hồng môn thủy canh rất tốt. Nếu bạn muốn cây hợp phong thủy thì kiểu hồng môn này cũng có thể trồng làm cây phong thủy rất tốt.