Kali là một trong 3 nguyên tố đa lượng không thể thiếu đối với tất cả các cây trồng. Nếu thừa hoặc thiếu Kali đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, đồng thời làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nó nên cung cấp Kali chưa hợp lý cho cây. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ các tác dụng của phân Kali và tác dụng của Kali với cây trồng để bạn hiểu hơn về vai trò của nó nhé.
- Cách bón thúc cho rau đúng cách
- Các loại phân bón cho rau
- Cách bón phân NPK cho cây cảnh
- Cây lan ý bị vàng lá, héo lá, cháy đầu lá
- Sửa chữa máy ấp trứng ở đâu
Tác dụng của Kali với cây trồng
Tác dụng của Kali với cây trồng rất quan trọng. Kali giúp điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hóa lý, hóa keo của tế bào, đồng thời tham gia vào các quá trình quan trọng của cây trồng như quang hợp, tổng hợp đường, tinh bột và protein, từ đó nâng cao năng suất cây trồng.
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây xanh nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Nhờ có Kali, rễ cây tăng cường khả năng các chất dinh dưỡng, giúp cho cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn để cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển, và đồng thời Kali còn giúp cây hút nước được nhiều hơn, và làm chậm sự đông kết của các dịch bào khi gặp lạnh nên có tác dụng giúp cây chống lại các điều kiện thời tiết bất lợi tốt hơn như lạnh, nóng hay hạn hán.
Kali giúp cây trồng tăng cường khả năng sử dụng ánh sáng trong điều kiện ít nắng, nhất là vào vụ đông, đồng thời tăng sức chống chịu với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông lạnh giá nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào. Không chỉ vậy, Kali còn thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây trồng, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm và nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein. Hơn nữa, nó giúp cho cây trồng tăng khả năng chống lại các nấm và bệnh gây hại, giúp cây phát triển vững chắc, không bị đổ ngã, thúc đẩy sự ra hoa, giúp hoa có sắc màu tươi sáng.
Tác dụng của phân Kali đối với cây trồng
Với những lợi ích mà Kali mang lại cho cây trồng như vừa nói trên thì tác dụng của phân Kali cũng giúp cây trồng tăng khả năng chuyển hóa năng lượng, dinh dưỡng giúp cây phát triển khỏe mạnh. Với từng loại cây trồng thì phân Kali sẽ có tác dụng với biểu hiện cụ thể khác nhau đôi chút.
- Tác dụng của phân Kali đối với rau ăn lá: phân Kali giúp tăng chất lượng rau củ quả, giảm tỉ lệ thối nhũn và hàm lượng muối nitrat có trong rau xanh.
- Tác dụng của phân Kali đối với cây ăn quả: phân Kali làm tăng khả năng mọc mầm non, giảm tỉ lệ rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản đồng thời giúp nông sản được bảo quản tốt hơn trong thời gian dài hơn.
- Tác dụng của phân Kali đối với cây công nghiệp ngắn ngày: phân Kali giúp tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh gây hại và tăng năng suất cây trồng.
Mặc dù phân Kali rất tốt nhưng các bạn cũng cần phải bón phân một cách hợp lý đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng để cây phát triển tốt. Nếu các bạn bón phân Kali không hợp lý cây sẽ gặp rất nhiều vấn đề dẫn đến giảm năng suất.
Các trường hợp bón Kali không hợp lý
1. Bón thiếu Kali
Nếu bón không đủ phân Kali cho cây trồng, quá trình trao đổi chất diễn ra ở cây sẽ bị ảnh hưởng xấu, giảm quá trình quang hợp, các men hoạt động kém, tăng lượng đường cho quá trình hấp thụ, dẫn đến năng suất cây trồng giảm.
Như đã nói ở trên, Kali còn thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây trồng, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm cho nên việc thiếu đạm sẽ làm giảm quá trình tổng hợp đạm trong cây, khiến lượng đạm bị dư thừa, đồng thời, khiến cây giảm sức đề kháng với các loại nấm bệnh gây hại.
Bên cạnh đó, cây không được cung cấp đủ lượng Kali cần thiết sẽ làm giảm tỉ lệ đậu quả, tăng tỉ lệ hạt lép, quả nhỏ và chất lượng quả bị suy giảm. Việc thiếu Kali cũng khiến cây dễ bị thối rễ, chậm phát triển khiến thân yếu, cây dễ bị đổ ngã.
Khi cây bị thiếu Kali, lá già sẽ trở nên vàng sớm, lá bị khô bắt đầu từ mép lá, sau đó lan rộng ra toàn bộ lá, rồi bị khô cháy. Với các cây con bị thiếu Kali, cây sẽ trải qua giai đoạn dày đặc những màu xanh đậm hơn bình thường rồi sau đó chuyển sang vàng úa và bị chết. Nếu nhìn thấy cây bạn trồng mà có dấu hiệu này, thì bạn nhanh chóng bổ sung kịp thời, hợp lý phân Kali để cây phát triển bình thường.
Xem thêm: Cách bón phân cho rau, nguyên tắc & cách làm
2. Bón thừa Kali
Việc cung cấp phân Kali nhiều hơn so với nhu cầu của cây trồng cũng gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của cây và năng suất cây trồng. Việc hấp thụ quá nhiều Kali sẽ gây ra tình trạng đối kháng ion, khiến cây không thể hút được đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu khác như nitrat hay magie.
Việc bón thừa phân Kali còn làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất dẫn đến việc hút nước và dĩnh dưỡng của cây bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Biểu hiện rõ rệt nhất của việc bị thừa Kali ở cây trồng là tình trạng cây trồng bị teo rễ dẫn đến cây chậm phát triển hoặc chết cây.
Với những tác dụng của phân Kali và tác dụng của Kali với cây trồng vừa nêu trên, hi vọng các bạn đã hiểu về tầm quan trọng của loại phân bón này. Nếu bạn đang muốn bón phân Kali cho cây thì nên lưu ý bón đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách để cây hấp thu tốt, phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao.