logo vui cười lên

Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không? Ai không nên ăn mồng tơi


Rau mồng tơi là loại rau phổ biến trong các bữa cơm gia đình Việt, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe, giúp phòng chống được một số bệnh và làm làn da trở nên trắng đẹp, mịn màng. Tuy nhiên, rất nhiều người phân vân về việc ăn bao nhiêu rau mồng tơi cho đủ, liệu ăn rau mồng tơi nhiều có tốt hay không. Câu trả lời chính xác là KHÔNG. Mồng tơi mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu ăn nhiều quá sẽ gây hại cho sức khỏe, với một số người mắc bệnh “đại kỵ”, còn có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giải thích cụ thể hơn cho các bạn về vấn đề ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không và ai không nên ăn mồng tơi.


Cây rau mồng tơi
Cây rau mồng tơi

Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không

Mồng tơi thuộc loại cây dễ trồng ở nước ta, và có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao có thể dùng làm thực phẩm cho phụ nữ mang thai. Theo tây y, người ta vô cùng ngạc nhiên khi phân tích các thành phần có trong rau mồng tơi. Nó chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, nhất là lượng vitamin A có trong loại rau ăn lá này. Dựa trên kết quả phân tích y khoa, cứ trong 100g rau mồng tơi chứa đến 8000IU vitamin A, cao hơn gấp 2,5 lần so với nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể. Thêm vào đó, mồng tơi còn chứa một lượng đáng kể các loại vitamin khác như vitamin B (B1, B2, B3, B5, B9), canxi, photpho,đồng, kẽm, hay magie. Chính vì thế, rau mồng tơi được coi như một nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời mà gần gũi cho mỗi gia đình Việt.

Không chỉ là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, theo đông y, mồng tơi còn được coi là một loại thảo dược chữa một số bệnh rất hiệu quả. Có được công dụng này chính là nhờ chất nhầy pectin có trong rau mồng tơi. Pectin không chỉ giúp nhuận tràng, điều trị táo bón, mà còn tham gia hỗ trợ đào thải chất béo, giảm lượng cholesterol trong máu, giúp ổn định huyết áp và cải thiện hệ tim mạch. Cây mồng tơi còn được sử dụng để chữa bệnh khí hư suy nhược, tiểu tiện buốt nóng, chữa mụn nhọt hoặc bị bỏng.

Rau mồng tơi
Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không

Tuy nhiên, bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng vậy, dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải để phát huy tối đa công dụng của loại thực phẩm đó. Rau mồng tơi cũng vậy, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra phản ứng ngược cho người sử dụng. Đối với người bình thường, nếu ăn quá nhiều rau mồng tơi sẽ khiến cho cơ thể hấp thu kém. Nguyên do là trong mồng tơi có chứa hàm lượng axit oxalic cao – Đây là một chất hóa học có thể liên kết với sắt và canxi khiến cho cơ thể khó hấp thụ các dinh dưỡng quan trọng khác, từ đó cơ thể sẽ thiếu chất và trở nên suy yếu. Đối với một số người mắc bệnh “đại kỵ”, việc ăn quá nhiều rau mồng tơi còn khiến mang tai họa vào người. 

Ai không nên ăn mồng tơi

1. Người đang bị tiêu chảy hay đại tiện lỏng

Trong rau mồng tơi có chứa chất nhầy pectin rất quý. Chất này có tác dụng nhuận tràng, giúp điều trị táo bón. Tuy nhiên, với đặc tính này cùng với tính hàn của rau, nếu người nào bị tiêu chảy hoặc đại tiện lỏng mà ăn vào sẽ khiến cho bệnh bị nặng hơn.

Rau mồng tơi xào tỏi
Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không

2. Người bị bệnh đau dạy dày

Rau mồng tơi có chứa hàm lượng chất xơ khá cao. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mồng tơi một lúc sẽ khiến dạ dày khó chịu, nhất là người bị đau dạ dày. Lúc đó, cơ thể gặp một số vấn đề như bị đầy hơi, hoặc chuột rút sau khi ăn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể uống một ly nước đầy sau khi ăn mồng tơi để giúp cơ thể tiêu thụ các chất xơ dễ dàng hơn.

Rau mồng tơi
Rau mồng tơi

3. Người bị sỏi thận

Trong cây mồng tơi có nhiều purin, hợp chất hữu cơ này khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric. Nếu hàm lượng axit uric tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Thêm vào đó, các axít oxalic trong loại rau này làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển. Chính vì thế, người bị sỏi thận cần tránh loại thực phẩm này.

Cây rau mồng tơi
Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không

4. Người mới lấy cao răng

Mồng tơi rất dễ tạo mảng ố bám trên răng. Tác dụng phụ này do các axit oxalic có trong rau gây ra. Đây là hợp chất có chứa những tinh thể nhỏ và không hòa tan trong nước. Những người mới lấy cao răng, không nên ăn rau mồng tơi trong 1 – 2 tuần đầu. Việc đánh răng sau khi ăn rau mồng tơi sẽ đánh bay những mảng ố bám trên răng.

Cây mồng tơi
Cây mồng tơi

Một số lưu ý thêm khi ăn rau mồng tơi

Ngoài những trường hợp cần tránh khi ăn rau mồng tơi kể trên, khi sử dụng rau mồng tơi cho bữa ăn trong gia đình, cần phải chú ý những điều sau:

Lựa chọn rau mồng tơi “sạch” để nấu ăn

Hiện nay, rau sạch đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân khi người tiêu dùng đang phải đối mặt với nhiều loại rau củ quả bị lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng. Rau mồng tơi là một trong những loại rau phổ biến có nguy cơ bị sử dụng nhiều hóa chất độc hại. Nếu ăn phải những loại rau đó sẽ gây ra tác hại tới sức khỏe nên bạn cần phải chú ý nếu mua rau mồng tơi ở ngoài chợ, cửa hàng. Việc phân biệt được rau an toàn hay không sẽ giúp bạn giảm nguy cơ sử dụng rau có sử dụng hóa chất. Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng, phiến lá ngắn và dày, phát triển cân đối, thân rau giòn và rắn chắc. Trong khi đó, nếu được phun thuốc kích thích, rau sẽ có màu xanh mướt, xanh đậm, bóng mượt.

Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không
Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không

Không nên ăn rau mồng tơi với thịt bò

Khi kết hợp rau mồng tơi với thịt bò sẽ làm giảm hiệu quả của rau mồng tơi, tính nhuận tràng sẽ bị mất đi và khiến cho hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn. Đối với những người bị táo bón, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn không nên ăn rau mồng tơi cùng với thịt bò mà nên ăn kèm cùng các loại thực phẩm chứa vitamin C.

Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không
Rau mồng tơi

Không nên ăn rau mồng tơi sống hoặc để qua đêm

Nếu ăn rau mồng tơi chưa được qua chế biến, bạn sẽ bị đầy bụng hoặc khó tiêu. Trong trường hợp để rau mồng tơi nấu chín qua đêm, hàm lượng nitrat trong rau xanh chuyển hóa thành nitrit – đây là chất gây ung thư, gây hại cho sức khỏe con người. Chính vì thế, để mang lại lợi ích tối đa từ việc ăn rau mồng tơi, bạn cần tránh ăn rau mồng tơi sống và không ăn mồng tơi đã nấu chín để qua đêm.

Hướng dẫn cách trồng mồng tơi trong thùng xốp
Rau mồng tơi

Như vậy, nếu bạn thắc mắc ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không thì câu trả lời là không. Còn bình thường, kể cả ăn ít rau mồng tời thì không phải lúc nào cũng tốt. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa, bị đau dạ dày, bị sỏi thận hay mới lấy cao răng thì cũng không nên ăn rau mồng tơi.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang