logo vui cười lên

Tại sao ấp trứng ngan cần làm mát trứng định kỳ khi ấp


Trong các loài gia cầm quen thuộc thì vịt ngan ngỗng là ba loại được gọi là thủy cầm. Khi ấp trứng thủy cầm bằng máy, mà cụ thể là ấp trứng ngan (vịt xiêm) cần phải làm mát trứng định kỳ khi ấp. Vậy có khi nào bạn thắc mắc tại sao ấp trứng ngan cần làm mát trứng định kỳ khi ấp không. Hãy cùng NNO tìm hiểu về nguyên nhân tại sao phải làm mát trứng và những sai lầm khi làm mát trứng của nhiều người khi ấp trứng thủy cầm.

Trứng ngỗng
Trứng ngan

Tại sao ấp trứng ngan cần làm mát trứng định kỳ khi ấp

Theo như giải thích của các nhà sản xuất máy ấp trứng, việc làm mát trứng giúp trứng nở tốt hơn, tăng tỉ lệ nở, tăng độ ẩm cho trứng giảm tình trạng trứng bị sát vỏ khi nở. Làm mát trứng đúng cách là từ ngày ấp thứ 12 phải cho trứng ra khỏi máy, để vài phút cho trứng nguội bớt, xịt nước hoặc nhúng nước ấm cho ướt trứng. Tiếp tục để trứng tự khô trong khoảng 60 phút rồi cho trứng vào ấp tiếp. Làm mát trứng liên tục như vậy từ ngày 12 đến ngày nở, mỗi ngày làm mát trứng 1 – 2 lần.

Việc làm mát trứng bằng nước cũng có thể hiểu là tăng độ ẩm cho trứng, trứng đủ độ ẩm thì khi nở sẽ không bị sát vỏ. Nhưng hầu hết mọi người đều không hiểu tại sao làm mát trứng lại tăng tỉ lệ nở. Vấn đề này phải nói đến vấn đề cấu tạo của vỏ trứng ngan. Vỏ trứng ngan khá dày so với trứng gà, trứng cút hay trứng bồ câu. Chính vì vỏ dày, cứng nên có thể bảo vệ tốt hơn phôi trứng bên trong, ngược lại khi con non bên trong nở ra sẽ khó mổ vỏ và cũng khó để có thể đạp được vỏ trứng ra ngoài. Làm mát trứng mục đích chính là để vỏ trứng bị ngấm nước nhiều lần sẽ dần xốp hơn, khi trứng nở dễ đạp vỏ ra ngoài hơn.

Xem thêm: Máy ấp trứng ngan

Khi ngan ngỗng ấp trứng chúng vẫn đi ăn và xuống hồ nước bình thường. Khi vào ấp tiếp cơ thể của ngan vẫn ướt sẽ gián tiếp làm ướt vỏ trứng, đây chính là cách làm mát tự nhiên khi ngan ấp trứng. Việc trứng bị dính nước rồi lại khô đi như vậy sẽ khiến vỏ trứng dần trở nên giòn xốp hơn. Đến ngày trứng nở lớp vỏ sẽ không còn cứng như ban đầu nữa và con non có thể tự đạp vỏ trứng để ra ngoài một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cách làm mát trứng kiểu này hiệu quả không cao nên tỉ lệ thủy cầm tự ấp nở thường chỉ đạt 50 – 60%.

Khi ấp trứng bằng máy, việc làm mát trứng đều đặn hơn và hiệu quả làm mát trứng tốt hơn. Do đó, nếu ấp đúng kỹ thuật, đúng cách tỉ lệ nở sẽ vào khoảng 70 – 85%. Tỉ lệ ấp này cao hơn ấp tự nhiên tương đối nên hiện nay trứng gia cầm hầu hết đều ấp máy cho hiệu quả kinh tế hơn. Nếu bạn muốn tự nhân giống đàn thủy cầm ở nhà thì cũng nên tham khảo ấp máy rất tốt.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang