Nhiều bạn dùng máy ấp trứng để ấp chim cảnh có thắc mắc nhiệt độ ấp trứng chim sẻ bao nhiêu là hợp lý. Vấn đề này có thông tin mọi người chia sẻ nhưng thực tế thì không có nhiều người ấp trứng chim sẻ bằng máy. Theo chia sẻ của một số anh em đã từng thử ấp trứng chim sẻ và cả thông tin nghiên cứu thì nhiệt độ ấp trứng chim sẻ theo kiểu đa kỳ vào khoảng 37.3 là phù hợp nhất.

Nhiệt độ ấp trứng chim sẻ bao nhiêu là phù hợp
Chim sẻ là loài chim khá phổ biến ở Việt Nam, chim sẻ làm tổ trên cây, cũng sống theo bầy và đẻ trứng trong tổ. Thường thì trứng chim sẻ kể từ ngày ấp đến khi nở vào khoảng 14 ngày. Nếu các bạn nuôi chim sẻ và muốn lấy trứng ấp máy thì nhiệt độ ấp trứng chim sẻ được nhiều anh em trong các hội nhóm chia sẻ là 37.3 độ C.
Theo một số trang tin, nhiệt độ ấp trứng chim sẻ là 37,5 độ C, nhưng nhiều anh em thử ấp đều không nở được. Qua theo dõi thấy rằng trứng ban đầu vẫn phát triển nhưng thường chết ở ngày thứ 9 – 10. Việc trứng bị chết sớm như này thường do nhiệt độ cao, trứng bị nóng nên chết phôi sớm. Một số anh em cũng đã thử ấp ở nhiệt độ 37,3 độ C giống như ấp chim cút hay chim bồ câu thì thấy trứng có nở được nhưng tỉ lệ nở không cao.
Đánh giá về tỉ lệ nở cao hay không có nhiều yếu tố nhưng có thể xác định nhiệt độ âp trứng bồ câu vào khoảng 37,3 độ C là hợp lý. Điều chú ý duy nhất là các bạn cần theo dõi để trứng nở đúng ngày (ngày ấp thứ 14). Việc điều chỉnh để trứng nở đúng ngày cũng không khó, các bạn ấp trứng bằng máy cứ tuân theo vài nguyên tắc sau là được:
- Trứng chim sẻ nở chuẩn ngày 14, trứng nở trong khoảng 13 – 15 ngày là tốt nhất.
- Nhiệt độ tăng, phôi trứng sẽ phát triển nhanh hơn. Nhiệt độ giảm phôi trứng sẽ phát triển chậm hơn.
- Nhiệt độ cao quá trứng sẽ bị nóng dẫn đến chết phôi trong thời gian ngắn.
- Nhiệt độ thấp quá trứng không đủ nhiệt sẽ tạm thời không phát triển nữa. Để lâu phôi trứng sẽ bị chết không phát triển tiếp được.
- Tăng thêm nhiệt độ ấp 0,1 độ C trứng sẽ nở sớm hơn khoảng nửa ngày đến gần một ngày và ngược lại.
Xem thêm: Nhiệt độ ấp trứng đà điểu

Ví dụ về cách chỉnh nhiệt
Lấy ví dụ về cách điều chỉnh nhiệt cho bạn nào còn chưa biết. Trứng chim sẻ nở vào khoảng ngày 13 đến ngày 15. Như vậy trước ngày 13 mà trứng đã nở thì chứng tỏ trứng nở hơi sớm. Nếu phát hiện trường hợp này, các bạn hãy giảm nhiệt độ ấp xuống 0,1 – 0,2 độ để trứng nở chậm hơn. Ngược lại, trứng nở sau ngày 15 là nở hơi muộn, trường hợp này phải tăng nhiệt độ lên. Nhưng nếu bạn phát hiện trứng nở muộn mới tăng nhiệt thì lúc đấy MUỘN thật rồi. Vậy nên cần kiểm tra trứng để tăng nhiệt lên trước lúc quá muộn. Cụ thể như sau:
Ngày ấp thứ 12: Soi trứng nếu trứng có dấu hiệu nở (túi khí ở đầu to của trứng phình to) thì để nguyên nhiệt độ. Trường hợp này thường trứng sẽ mổ vỏ hôm sau và hôm sau nữa trứng nở hoàn toàn. Trường hợp trứng chưa có dấu hiệu nở khi soi trứng, tăng nhiệt độ ấp thêm 0,1 độ C và theo dõi tiếp.
Ngày ấp thứ 13: Soi trứng tiếp để xem có dấu hiệu nở hay chưa, nếu có dấu hiệu nở để trứng tự nở tiếp. Nếu chưa có dấu hiệu nở, tăng nhiệt độ ấp thêm 0,1 độ C.
Ngày ấp thứ 14: Soi trứng tiếp để xem có dấu hiệu nở hay chưa, nếu có dấu hiệu nở để trứng tự nở tiếp. Nếu chưa có dấu hiệu nở, tăng nhiệt độ ấp thêm 0,1 độ C.
Ngày ấp thứ 15: Soi trứng tiếp để xem có dấu hiệu nở hay chưa, nếu có dấu hiệu nở để trứng tự nở tiếp. Nếu chưa có dấu hiệu nở, tăng nhiệt độ ấp thêm 0,1 độ C.
Ngày ấp thứ 16: Đến ngày này mà trứng còn chưa nở thì các bạn đợi thêm 1 2 ngày nữa. Nếu trứng không nở được thì coi như mẻ ấp hỏng. Không tăng thêm nhiệt ở ngày này vì các bạn đã tăng ở 4 ngày trước rồi, nhiệt độ đã tương đối cao, nếu tăng thêm nữa sợ trứng sẽ bị nóng chết phôi luôn.
Kết lại, nhiệt độ ấp trứng chim sẻ phù hợp là 37.3 độ C. Tất nhiên khi ấp các bạn vẫn phải điều chỉnh máy ấp để trứng nở được đúng ngày. Sau khi điều chỉnh nhiệt độ xong, các lần ấp sau các bạn để nguyên mức nhiệt đó để ấp tiếp.