logo vui cười lên

Tại sao ấp trứng cút không cần làm mát trứng như trứng thủy cầm


Trong quy trình ấp trứng chim cút, trứng cần ấp đúng nhiệt độ khoảng 37.3 độ C trong máy ấp đa kỳ và được tạo ẩm 40 – 60% trong buồng ấp. Nếu trứng phát triển tốt thì đến ngày 17 trứng sẽ nở, sau khi nở vài tiếng chim non khô lông là các bạn có thể cho ra ngoài để úm. Nếu bạn từng ấp trứng thủy cầm như trứng vịt, ngan, ngỗng sẽ thấy ấp trứng thủy cầm cần làm mát trong khoảng 2/3 thời gian ấp thì trứng mới nở tốt. Vậy tại sao ấp trứng cút không cần làm mát trứng như trứng thủy cầm, hãy cùng NNO đi tìm nguyên nhân ngay sau đây nhé.

Ấp trứng chim cút
Ấp trứng chim cút

Tại sao ấp trứng cút không cần làm mát trứng như trứng thủy cầm

Nếu bạn nào tìm hiểu kỹ về quy trình ấp các loại trứng bằng máy ấp sẽ thấy các loại trứng gia cầm thông thường như gà, bồ câu, chim cút khi ấp không cần làm mát trứng. Còn khi ấp trứng thủy cầm như vịt, ngan, ngỗng khi ấp sẽ cần làm mát trứng trong khoảng 2/3 thời gian ấp. Ví dụ như ấp trứng vịt 28 ngày nở, khi ấp được 12 13 ngày các bạn mang trứng ra làm mát mỗi ngày 1 lần. Thậm chí có nhiều người hướng dẫn nên làm mát trứng 2 lần mỗi ngày để tỉ lệ nở tốt hơn. Việc làm mát trứng đơn giản là mang trứng ra khỏi máy ấp, đợi khoảng 10 phút cho trứng nguội bớt, xịt nước ấp vào trứng cho ướt trứng rồi để trứng tự khô trong khoảng 1 tiếng rồi mới cho trứng vào ấp tiếp. Nếu không làm mát trứng như vậy, sau tỉ lệ nở của trứng thủy cầm sẽ rất thấp, thậm chí không nở được.

Với sự khác nhau như trên, chắc cũng có một số bạn thắc mắc tại sao trứng cút ấp không cần làm mát mà vẫn nở tốt, nhưng trứng thủy cầm lại cần làm mát mới nở tốt. Câu trả lời nằm ở đặc điểm của trứng, trứng gia cầm như trứng chim cút có vỏ khá mỏng và giòn. Lớp vỏ này sau khi ấp 17 ngày vỏ sẽ càng giòn hơn nên chim non có thể dễ dàng mổ vỏ rồi đạp vỏ ra ngoài. Còn trứng của các loài thủy cầm các bạn có thể thấy vỏ dày hơn vỏ trứng cút khá nhiều. Lớp vỏ này bình thường các bạn muốn đập ra để chế biến thức ăn cũng thấy không dễ chứ không nói đến việc con non mổ vỏ để chui ra ngoài. Vậy nên mới cần giai đoạn làm mát trứng, mục đích của việc làm mát trứng không phải là để tăng độ ẩm cho trứng mà để vỏ trứng giòn hơn, giúp con non dễ đạp vỏ ra ngoài hơn khi nở.

Vỏ trứng thủy cầm tuy dày nhưng các bạn xịt nước cho ướt rồi lại để khô, lại cho vào ấp ở nhiệt độ 37 độ C. Lặp đi lặp lại quá trình đó hơn hai mươi ngày vỏ trứng bị ướt rồi lại khô chắc chắn sẽ giòn xốp hơn chứ không cứng như trước. Đến giai đoạn trứng nở, con non sẽ dễ dàng mổ vỏ để đạp vỏ trứng ra ngoài. Cũng vì để vỏ trứng giòn xốp hơn nên nhiều người hướng dẫn nên làm mát trứng 2 lần một ngày thay vì làm mát một lần một ngày sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Xem thêm: Máy ấp trứng ngỗng

Ấp trứng chim cút
Ấp trứng chim cút

Với giải thích như trên, các bạn chắc cũng đã hiểu tại sao ấp trứng cút không cần làm mát trứng như trứng thủy cầm rồi đúng không. Việc làm mát trứng thủy cầm khi ấp cũng có lý do cả. Còn trong tự nhiên các bạn thấy ngan ngỗng ấp trứng hàng ngày vẫn xuống nước bơi rồi lại lên ấp tiếp. Việc người bị ướt rồi lại ấp sẽ làm trứng bị ướt và làm vỏ trứng giòn xốp hơn. Còn đối với chim cút thì không cần phức tạp vậy, trứng cút vỏ mỏng nên con non có thể dễ dàng mổ vỏ để ra ngoài mà không cần làm mát.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang