logo vui cười lên

Cây kim tiền để bàn có những loại nào, ưu nhược điểm của từng loại


Cây kim tiền là cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Chưa nói đến cây này có đẹp hay không nhưng với việc cây này chịu hạn cực tốt, trồng được trong nhà và gần như nửa năm lá mới rụng một lần thì đây là cây cảnh tuyệt vời đối với những ai lười chăm cây. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn tìm hiểu về các loại cây kim tiền để bàn để bạn có thêm những lựa chọn khi mua cây.


Cây kim tiền
Cây kim tiền để bàn

Cây kim tiền để bàn là gì

Cây kim tiền để bàn là loại cây kim tiền mini cỡ nhỏ có thể dùng để trang trí đặt trên bàn uống nước trong phòng khác, bàn làm việc. Loại cây kim tiền này mặc dù kích thước nhỏ nhưng không vì thế mà giá thành của nó rẻ. Thông thường giá của cây kim tiền loại này dao động trong khoảng 50 – 200 ngàn đồng tùy theo cây có chậu đi kèm hay không. Giá thành này có thể nói là tương đối đắt chứ không hề rẻ và đây cũng là loại cây được ưa chuộng nhất hiện nay.

Nói về các giống cây kim tiền thì cây kim tiền chỉ có một loại nhưng nếu phân chia theo cách trồng cây thì có 3 loại là cây trồng trong đất, cây trồng thủy sinh và cây trồng bán thủy sinh:

Cây kim tiền để bàn trồng trong đất

Cây kim tiền trồng trong đất có ưu điểm là có thể chọn chậu trồng cây đa dạng về hình dạng mẫu mã. Đất trồng cây nếu đủ dinh dưỡng thì cây vẫn sẽ phát triển rất tốt mặc dù chỉ được trồng trong chậu nhỏ. Nói về nhược điểm của cách trồng này thì trước tiên phải nói đến vấn đề đất trồng. Trồng cây kim tiền trong đất các bạn cần tưới nước cho cây định kỳ. Nếu tưới nhiều cây sẽ chết, nếu tưới ít cây cũng sẽ bị vàng lá, rụng lá. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về cách tưới nước cho cây kim tiền để tránh cây gặp các vấn đề về nước tưới. Một nhược điểm khác khi trồng kim tiền trong đất đó chính là môi trường trong đất có thể là nơi nấm mốc, côn trùng cũng như các loại vi khuẩn phát triển.

Cây kim phát tài (kim tiền)
Cây kim phát tài (kim tiền) trồng trong đất

Cây kim tiền để bàn trồng thủy sinh

Cây kim tiền trồng thủy sinh có ưu điểm là tốn ít công chăm sóc, không cần tưới nước cho cây và rất sạch sẽ so với cách trồng cây trong đất. Khi trồng cây kim tiền thủy sinh các bạn chỉ cần thay nước cho cây mỗi tuần 1 lần là đủ. Thay nước cho cây kim tiên cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chú ý tỉa các rễ bị hư thối, rửa sạch bụi bám trên lá cây, đổ nước vừa phải để tránh cây bị úng rễ và nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào nước là được. Nhược điểm của cách trồng thủy sinh này là cây thường không phát triển tốt được như trồng trong đất. Bình thủy sinh cũng không đa dạng về mẫu mã màu sắc.

Cây kim tiền thủy sinh
Cây kim tiền thủy sinh

Cây kim tiền bán thủy sinh

Cây kim tiền bán thủy sinh là loại cây kim tiền trồng trong bình thủy tinh giống như loại kim tiền thủy sinh ở trên nhưng phần nắp của bình có thiết kế đặc biệt với một giá nhỏ chứa đất. Giá chứa đất này có đặc điểm là chỉ chứa được lượng đất ít và có các lỗ để rễ cây có thể vươn ra ngoài rủ vào bên trong bình. Ở trong bình sẽ chứa nước thủy sinh giúp rễ cây rủ xuống có thể hấp thu dinh dưỡng giúp cây phát triển. Kiểu cây bán thủy sinh này vừa có đất lại vừa có nước nên có ưu điểm là cây phát triển tốt, không phải tưới nước và trồng cũng rất sạch sẽ. Nhược điểm của kiểu cây này là đất trồng cây có thể bị rơi xuống bình thủy sinh khiến bình bị đục.

Cây kim tiền thủy sinh
Cây kim tiền bán thủy sinh

Với 3 kiểu cây kim tiền để bàn như trên, chắc chắn các bạn sẽ chọn được một kiểu cây mà mình yêu thích phải không. Một điểm lưu ý đó là cây kim tiền thủy sinh khi đặt làm cây phong thủy thì nó sẽ mang cả thuộc tính thủy do trồng thủy sinh. Vì thế, loại cây này không hợp cho lắm với người mệnh hỏa mà chỉ hợp với người mệnh mộc mà thôi.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang