logo vui cười lên

Hướng dẫn khoanh gốc mướp để cây phát triển tốt hơn


Trồng mướp trong thùng xốp trên sân thượng có rất nhiều chị em áp dụng. Chỉ cần bạn chăm bón tốt thì cây vẫn cho trái đều và phát triển tốt. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt không gian của thùng xốp nên rễ cây sẽ không đâm rộng được dẫn đến việc lấy dinh dưỡng từ đất cũng bị hạn chế. Một mẹo nhỏ là bạn có thể khoanh gốc mướp để cây phát triển tốt hơn. Cách làm rất đơn giản thôi.

Hướng dẫn khoanh gốc mướp để cây phát triển tốt hơn
Hướng dẫn khoanh gốc mướp

Tác dụng khi khoanh gốc mướp

Khoanh gốc cho cây mướp sẽ giúp phần thân được khoanh dần phát triển rễ ở các đốt trên thân. Sau này bạn cho thêm đất trên bề mặt rễ cây vẫn có thể đâm lên và hấp thu dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt hơn. Nếu không khoanh gốc, cây vẫn phát triển tốt và rễ cây vẫn có thể mọc lan lên trên gần bề mặt đất nhưng sẽ chậm. Còn khi mới trồng mướp bạn khoanh gốc sẽ giúp cây giai đoạn đầu phát triển tốt hơn nhờ có bộ rễ nhiều và gần bề mặt đất hơn.

Hướng dẫn khoanh gốc mướp để cây phát triển tốt hơn

Để khoanh gốc mướp rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đúng và cẩn thận khi làm là ok. Khoanh gốc mướp thường thực hiện khi cây mướp của các bạn lên dài được khoảng 1,5 – 2m. Các bước khoanh gốc mướp như sau:

Bước 1: đào rãnh quanh gốc

Đầu tiên bạn hãy đào một rãnh nông quanh gốc với bán kính khoảng 15 – 20cm tính từ gốc. rãnh không cần đào sâu mà đào nông nông một chút cũng được. Sau còn lấp đất lên nữa nên không lo nhé.

Bước 2: ngắt lá mướp

Khi cây mướp đã lên dài được khoảng 1.5 – 2m các bạn mới bắt đầu thực hiện khoanh gốc mướp. Trước khi tiến hành khoanh gốc bạn cần ngắt hết phần lá ở trên thân mà chúng ta sẽ khoanh gốc. Thường bạn sẽ ngắt hết 3/4 lá trên cây, chỉ bớt lại ít lá ở phần ngọn.

Hướng dẫn khoanh gốc mướp để cây phát triển tốt hơn
Hướng dẫn khoanh gốc mướp

Bước 3: khoanh gốc mướp

Sau khi đã đào rãnh quanh gốc và ngắt lá giờ là công đoạn chính và cũng cần phải cẩn thận nhất. Bạn hãy nhẹ nhàng ngắt hết các tay mướp bám trên giàn để có thể nhấc được cả cây xuống. Nếu bạn lo việc ngắt tay mướp sẽ dễ làm gãy thân thì nên dùng kéo và trong quá trình làm nên có hai người nhé. Một người đỡ cây, một người cắt tay mướp.

Sau khi cắt xong các tay mướp cũng cần hai người thực hiện khoanh gốc, một người đỡ phần ngọn cây và một người khoanh gốc. Hãy thật cẩn thận để phần thân mướp vào rãnh tròn quanh gốc. Nếu thân ngắn thì bạn khoanh làm một vòng sau đó dùng dây cố định phần ngọn mướp còn lại lên giàn. Nếu thân đủ dài bạn có thể quấn gốc hai vòng trong rãnh đất sau đó mới cố định buộc phần ngọn mướp vào.

Lưu ý: Công đoạn này làm phải thận cẩn thận không được để thân bị gãy gập nếu không sẽ bị hỏng cây.

Hướng dẫn khoanh gốc mướp
Hướng dẫn khoanh gốc mướp

Bước 4: lấp đất

Lấp kín đất vào rãnh vừa khoanh gốc đảm bảo cho phần thân chìm hẳn trong đất. Tưới đẫm nước cho cây một lần và duy trì tưới nước ngày hai lần vào sáng chiều nếu trời nắng. Nếu trời mưa đất ẩm thì không cần tưới.

Xem thêm: Phương pháp trồng mướp bền cây

Hướng dẫn khoanh gốc mướp để cây phát triển tốt hơn
Hướng dẫn khoanh gốc mướp

Như vậy có thể thấy cách khoanh gốc mướp để cây phát triển tốt hơn cũng không khó, quan trọng nhất là lúc khoanh gốc cần có hai người làm để đảm bảo thân cây không bị gãy gập là được. Sau khi khoanh gốc mướp xong mất một thời gian cây mới bắt đầu ra rễ mới ở phần khoanh gốc nên bạn đừng sốt ruột nhé. Khoanh gốc xong cứ chăm bón cây bình thường sau này bạn sẽ thấy hiệu quả của việc khoanh gốc.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


mã giảm giá Unica highland Quay lại đầu trang