logo vui cười lên

Mướp đắng rừng là gì? Mướp đắng rừng có tác dụng gì


Khổ qua rừng, hay còn gọi là mướp đắng rừng, là một loại cây hoang dại mọc tự nhiên, vị rất đắng nhưng được rất nhiều người “săn đón” và sử dụng. Đó là do là khổ qua rừng mang lại nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, hỗ trợ cải thiện sức khỏe con người. Nếu các bạn đang thắc mắc mướp đắng rừng có tác dụng gì thì hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những tác dụng quý giá mà loại cây này mang lại nhé.


Cây khổ qua (mướp đắng)
Mướp đắng rừng có tác dụng gì

Cây khổ qua rừng là cây gì

Khổ qua rừng là một loại cây thân leo thuộc họ nhà Bầu bí (Cucurbitaceae), có tên gọi khoa học là Momordica charantia. Đây là một tên gọi thân thuộc của người dân vùng Đông Nam Bộ và Nam Bộ, còn người dân miền Bắc thường gọi là mướp đắng rừng. Do đó, khi nhắc đến khổ qua rừng và mướp đắng rừng, chúng ta đều biết đây là tên gọi của cùng một loại cây.

Khác với loại khổ qua nhà – loại mướp đắng được người dân trồng trên đồng ruộng, vườn hay trong thùng xốp tại nhà, khổ qua rừng mọc hoang dại ở các sườn đồi núi cao. Chúng phát triển rất khỏe mạnh, đến mức nhiều khi người dân phải phát quang đi để tránh làm ảnh hưởng tới những cây trồng khác.

Cây mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng rừng có tác dụng gì

Đặc điểm của khổ qua rừng (mướp đắng rừng)

Khi nhắc đến đặc điểm của cây khổ qua rừng, người ta sẽ nghĩ ngay đến cây khổ qua nhà vì hai loại khổ qua này khá giống nhau. Tuy nhiên, giữa hai loại này vẫn có một số điểm khác biệt giúp các bạn có thể dễ dàng nhận ra đâu là cây khổ qua rừng.

1. Thân cây khổ qua rừng

Cũng giống như cây khổ qua nhà, khổ qua rừng cũng có thân leo, chia thành nhiều nhánh, bò bám lan rộng hoặc leo lên cao. Trên mỗi phần thân nhánh, có nhiều tua mọc ra từ các nách lá. Tuy nhiên, phần thân của khổ qua rừng thường nhỏ, mềm mại hơn và khả năng vươn dài không khỏe bằng cây khổ qua nhà. Các nhánh mướp đắng rừng có thể phát triển tối đa dài tới 2 – 3 m, phần thân và tua cuốn để càng già càng dai hơn.

Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng rừng có tác dụng gì

2. Lá khổ qua rừng

Lá cây khổ qua rừng mọc đối xứng trên đốt thân và nối với thân cây bằng cuống dài khoảng 3 – 8 cm. Phiến lá khổ qua rừng được chia làm 5 – 7 thùy có độ dài ngắn so le nhau, trong đó, thùy giữa có độ dài lớn nhất, các thùy còn lại ngắn dần về hai bên, nhìn khá giống như độ dài của các ngón tay trên một bàn tay. Lá có màu xanh lục, mặt trên có màu đậm hơn mặt dưới lá, bao quanh lá được phủ một lớp lông mỏng nhạt màu.

Lá mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng rừng có tác dụng gì

3. Hoa khổ qua rừng

Hoa khổ qua rừng cũng có màu vàng tươi như khổ qua nhà, nhưng do kích thước cây nhỏ hơn nên hoa cũng nhỏ hơn so với hoa mọc từ cây khổ qua nhà một chút. Khổ qua rừng có hoa đực và hoa cái riêng biệt, cùng mọc ra từ nách lá. Phần cuống của chúng thường dài hơn lá. Hàng năm, hoa mướp đắng rừng thường nở vào tháng 9 đến tháng 11. Có rất nhiều loài côn trùng như ong, kiến tới để giúp cây thụ phấn.

Hoa khổ qua
Mướp đắng rừng có tác dụng gì

4. Qủa khổ qua rừng

Sau khi hoa cái được thụ phấn và đậu quả, phần hoa cái tiêu biến, để quả ở phía dưới phát triển. Trái khổ qua rừng có hình dáng hình thoi, phình to ở giữa và có lớp vỏ sần với nhiều u lồi. Đặc điểm về quả khổ qua rừng cũng giúp việc phân biệt khổ qua rừng và khổ qua nhà dễ dàng hơn. Qủa khổ qua rừng nhỏ và ngắn hơn quả khổ qua nhà, thường chỉ dài từ 5 – 7 cm. Thêm vào đó, các u lồi trên quả mướp đắng rừng thường nhọn như gai chứ không mềm nhẵn như mướp đắng nhà, và vị đắng của khổ qua rừng đắng hơn.

Trái khổ qua rừng có màu xanh đậm hơn khi lúc còn non, và ngả sang màu vàng cam khi chín. Nếu để quả chín quá trên cây, chúng sẽ nứt vỏ và để lộ các hạt khổ qua đỏ rực như hạt gấc chín ở bên trong.

Khổ qua rừng
Mướp đắng rừng có tác dụng gì

5. Hạt khổ qua rừng

Mỗi quả khổ qua rừng đều chứa nhiều hạt bên trong. Mỗi hạt có cấu tạo gồm nhân, phần vỏ và lớp màng bọc ở bên ngoài. Khi quả còn non thì cả màng và hạt đều trắng mềm. Khi quả chín già, hạt khổ qua rừng càng cứng hơn, màu vàng đậm và lớp màng bao bọc bên ngoài hạt chuyển thành màu đỏ cùng màu với ruột quả.

Trong quả mướp đắng rừng có đa dạng các dưỡng chất như sắt, canxi, kali, vitamin A, vitamin C, một số loại vitamin B, trong đó hàm lượng vitamin B1, vitamin C, betain và protein khá cao. Nó cũng có chứa hoạt chất glucozit đắng được gọi là momocđixin – một chất mang lại giá trị cho tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng.

Khổ qua rừng
Mướp đắng rừng có tác dụng gì

Mướp đắng rừng có tác dụng gì

Khi nhắc đến việc mướp đắng rừng có tác dụng gì, người ta sẽ nghĩ ngay đến công dụng chữa bệnh của mướp đắng rừng. Những tác dụng của khổ qua rừng đều được cả Tây y lẫn Đông y ghi nhận và áp dụng trong việc chữa trị bệnh.

1. Tác dụng khổ qua rừng theo Tây y

  • Mướp đắng rừng giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư: Cũng giống như mướp đắng nhà, mướp đắng rừng cũng có chứa vitamin A, vitamin C và một số chất chống oxy hóa khác như Carotene-ß, Carotene-aplha và Lutein-zeaxanthin. Những chất này mang đến công dụng tuyệt vời cho quả mướp đắng rừng trong việc giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tiêu diệt các tế bào ung thư, từ đó làm giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư và một số bệnh nguy hiểm khác.
  • Mướp đắng rừng giúp cải thiện bệnh tiểu đường: Trong trái khổ qua rừng có chứa một số chất như chrantin, polypeptide giúp làm giảm sự chuyển hóa và hấp thụ lượng đượng vào cơ thể. Thêm vào đó, các chất này còn giúp ổn định lượng đường huyết trong máu của người bị tiểu đường một cách nhanh chóng. Không chỉ vậy, mướp đắng còn có khả năng tăng cường tiết insulin – một chất có tác dụng ngăn ngừa sự sản xuất đường trong gan và các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó giúp tình trạng bệnh tiểu đường được cải thiện khá hiệu quả.
  • Mướp đắng rừng hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Khổ qua rừng được nhiều người sử dụng để tăng cường sức khỏe tim mạch, nguyên do là trong quả khổ qua rừng có chất charantin – một chất giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, mỡ máu cao và một số bệnh về tim mạch khác.

2. Tác dụng khổ qua rừng theo Đông y

Theo y học cổ truyền, cây khổ qua rừng có vị đắng, tính hàn, không độc, công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, giúp làm cắt đi các cơn ho. Các bộ phận của khổ qua đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Ngoài một số bệnh nêu trên, dân gian còn sử dụng khổ qua rừng để chữa say nắng, trị mụn nhọt, rôm sảy. Cả trái khổ qua, dây và lá cũng được dùng để chữa trị các chứng thuộc về gan, đau bụng hoặc hạ đường huyết. Công dụng của khổ qua rừng còn được biết đến với tác dụng trong việc giúp cải thiện giấc ngủ, giảm stress và làm đẹp da.

Mướp đắng sấy khô
Mướp đắng rừng có tác dụng gì

Với những thông tin hữu ích về công dụng của khổ qua rừng mà NNO đã chia sẻ với các bạn ở trên, chắc chắn nhiều bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên những tác dụng mà loại cây này mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, những tác dụng chữa bệnh từ khổ qua rừng đã được sử dụng từ rất lâu và được cả Đông y lẫn Tây y công nhận nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé. Hiện nay, nhiều người đã mua hạt để gieo trồng khổ qua rừng tại nhà, còn các bạn thì sao? Đừng bỏ qua bạn dây leo nhé!

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang