Nhiều bạn có thắc mắc về việc tại sao quả bí đao khi chế biến có vị đắng. Vị đắng này không giống như vị đắng của mướp đắng mà nó có vị đắng khó chịu, thậm chí nước luộc bí (nấu bí) cũng có vị đắng tương tự. Khi mua bí đao ngoài chợ thì tỉ lệ quả bí đắng rất thấp nhưng với những cây bí đao các bạn tự trồng hoặc mọc hoang thì tỉ lệ này thường cao hơn. Chính mình cũng từng gặp phải trường hợp này nên rất rõ vị đắng của nó như thế nào. Sau đó mình cũng đã tìm hiểu và hôm nay sẽ chia sẻ lại các thông tin này cho các bạn để các bạn biết nguyên nhân khiến bí xanh bị đắng và ăn bí đao bị đắng có sao không.
- Thành phần dinh dưỡng của bí đao
- Các loại bí đao phổ biến hiện nay
- Thời vụ trồng bí xanh
- Cách bấm ngọn bí đao
- Tác hại của rau chân vịt
Ăn bí đao bị đắng có sao không
Bí đao bị đắng do trong quả có chứa hàm lượng chất Cucurbitacin cao. Nếu các bạn ăn với lượng ít thì không sao nhưng nếu hàm lượng Cucurbitacin mà cơ thể hấp thu quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc với một số triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, rụng tóc, đau rát họng. Nếu liều lượng Cucurbitacin quá cao hoặc cơ thể bị dị ứng với chất này thì có thể gây ra tử vong.
Hiện chưa ghi nhận có trường hợp tử vong do ăn bí đao bị đắng. Tuy nhiên, trên thế giới có ghi nhận bí đỏ và bầu bị đắng đã từng gây tử vong cho một người ở Đức và Ấn Độ. Một người ở Đức đã ăn khá nhiều bí đỏ bị đắng trong thời gian dài dẫn đến ngộ độc và tử vong. Ở Ấn Độ, nước ép từ quả bầu là loại thức uống rất phổ biến. Đã có trường hợp tử vong ở Ấn Độ do uống nước ép từ những quả bầu bị đắng. Do đó, việc bí đao bị đắng có thể gây chết người mặc dù chưa được ghi nhận nhưng vẫn có thể xảy ra.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về cây bầu
Nguyên nhân khiến bí xanh bị đắng
Như đã nói ở trên, hàm lượng Cucurbitacin quá nhiều trong bí xanh chính là nguyên nhân khiến quả bị đắng, Cucurbitacin càng nhiều thì mức độ đắng lại càng cao. Việc quả bí đao có hàm lượng Cucurbitacin tập trung quá nhiều trong quả có một số nguyên nhân như sau:
1. Do môi trường khắc nghiệt
Nhiều chuyên gia nông nghiệp đã khẳng định việc bí đao bị đắng có nguyên nhân từ môi trường sống. Nếu môi trường khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng, nhiệt độ thay đổi thất thường trong thời gian ngắn hay ít ánh sáng cũng khiến cây bị ảnh hưởng dẫn đến việc trong thân, lá và quả tập trung hàm lượng Cucurbitacin cao.
2. Do việc chăm sóc không khoa học
Một nguyên nhân khác khiến bí đao bị đắng là do quá trình chăm sóc không đúng cách. Việc cây thiếu nước, thừa nước, bón phân không cân đối giữa các thành phần cũng khiến quả bị đắng. Không chỉ bí xanh mà kể cả các loại cây rau khác cũng đã được chứng minh là sẽ bị thay đổi hương vị nếu trong phân bón có chứa quá nhiều phốt pho và kali.
3. Bí đao bị đắng do sâu bệnh
Sâu bệnh là vấn đề muôn thủa đối với ngành nông nghiệp. Dù canh tác hữu cơ hay có các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh tốt thì cây vẫn có thể bị sâu bệnh và đây cũng là một nguyên nhân khiến quả bị đắng. Trong số các loại sâu bệnh trên cây bí thì bệnh thán thư và ruồi vàng là hai loại khiến quả bị đắng. Thông thường ruồi vàng chích quả sẽ đẻ trứng bên trong quả khiến quả bị thối từ bên trong. Một số trường hợp quả không bị thối nhưng quanh khu vực bị ruồi vàng chích quả cũng sẽ có màu sắc sậm hơn và có vị đắng.
4. Do quá trình thụ phấn chéo
Nguyên nhân cuối cùng được các chuyên gia nông nghiệp tìm ra về trường hợp bí đao bị đắng đó là do quá trình thụ phấn chéo. Cây bí đao khi trồng có thể thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Nếu trồng bí xanh gần một số loại cây khác như cây mùi tây, cà chua, củ cải, bí đỏ, khoai tây, dưa chuột thì có thể bị dính phấn hoa của các loại cây này dẫn đến quả bị đắng bất thường.
Như vậy, nếu bạn thắc mắc ăn bí đao bị đắng có sao không thì câu trả lời là có. Nếu bạn ăn ít thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến ngộ độc Cucurbitacin – nguyên nhân gây ra vị đắng của quả bí xanh. Nếu ngộ độc nhẹ chỉ có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, dị ứng, đau rát họng, rụng tóc. Trường hợp ăn quá nhiều bí xanh bị đắng và cơ thể bị kích ứng với Cucurbitacin thì có thể gây tử vong.