Máy ấp trứng mini là lựa chọn lý tưởng cho các hộ gia đình, người chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc những ai mới bắt đầu nuôi gà, vịt, chim cút… Với thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả ấp nở cao, dòng máy này ngày càng được ưa chuộng. Vậy bên trong một chiếc máy ấp trứng mini gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cấu tạo của nó trong bài viết dưới đây.

1. Vỏ máy – nhỏ gọn, cách nhiệt tốt
Vỏ máy có thể làm bằng nhựa ABS (nhựa trong suốt hoặc nhựa màu đục), gỗ, nhôm hoặc thùng xốp. Trong đó vỏ gỗ và vỏ nhôm là hai kiểu vỏ máy được dùng cho các máy cao cấp, vỏ nhựa và vỏ xốp thường là máy giá rẻ. Vỏ máy dù bằng chất liệu gì cũng cần đảm bảo có thể cách nhiệt tốt và giữ nhiệt ổn định trong máy. Ví dụ như vỏ gỗ phải đủ dày (2cm) để cách nhiệt, mỏng quá hiệu quả cách nhiệt sẽ kém. Vỏ nhựa cách nhiệt không được tốt nhưng sẽ có một hộp xốp đi kèm để hỗ trợ cách nhiệt cho máy. Vỏ nhôm cũng cách nhiệt kém nhưng lại có một lớp xốp bạc bên trong để giúp cách nhiệt cho máy.

2. Bộ điều khiển – trái tim của máy
Đây là bộ phận trung tâm, giúp máy vận hành ổn định và điều chỉnh các thông số:
- Cài đặt nhiệt độ và độ ẩm (với dòng máy có chức năng này).
- Hiển thị thông số bằng màn hình LED hoặc LCD.
- Một số máy có cảnh báo khi nhiệt độ vượt ngưỡng hoặc cảnh báo hết nước.
Hầu hết các máy ấp trứng mini hiện nay đều được cài sẵn nhiệt độ phù hợp (khoảng 37.5°C) cho trứng gà, vịt, cút, giúp người dùng dễ sử dụng.

3. Quạt – luân chuyển khí nóng
Máy sử dụng quạt mini gắn bên trong để tạo luồng gió tuần hoàn đều khắp buồng ấp giúp nhiệt độ trong máy được phân bố đồng đều. Quạt sử dụng trong máy ấp trứng mini thường là loại quạt thổi 12V với công suất 12 – 20W.

4. Bóng nhiệt – cung cấp nhiệt ổn định
Nguồn nhiệt chủ yếu đến từ bóng nhiệt điện trở, bóng nhiệt halogen, bóng sợi đốt (bóng dây tóc, bóng tròn, bóng đèn đỏ) hoặc bóng sứ tùy từng dòng máy. Công suất của bóng nhiệt cũng rất đa dạng từ 40W – 150W, đủ để duy trì nhiệt độ lý tưởng trong suốt quá trình ấp. Lượng nhiệt được điều chỉnh tự động thông qua cảm biến nhiệt và bộ điều khiển.
Xem thêm: Thời gian ấp trứng vịt lộn bao lâu

5. Khay nước – tạo độ ẩm
Máy có một khay nhỏ để đổ nước nhằm tạo độ ẩm trong buồng ấp. Độ ẩm duy trì thường ở mức 55–65% trong giai đoạn đầu, và 70% khi gần nở. Người dùng cần bổ sung nước định kỳ, khoảng 2–3 ngày/lần tùy điều kiện môi trường. Một số dòng máy cao cấp có thêm bộ tạo ẩm tự động điều chỉnh được độ ẩm theo cài đặt trên bộ điều khiển.

6. Khay trứng – giữ trứng cố định
Máy được thiết kế 1 hoặc 2 tầng khay trứng, tùy dung tích. Khay có rãnh hoặc lỗ vừa với kích thước trứng (gà, vịt, cút) giúp giữ trứng không bị xê dịch trong quá trình ấp và đảo. Một số khay có thể thay đổi kích thước linh hoạt để vừa với nhiều loại trứng khác nhau. Thường khay trứng hiện nay đều được làm bằng nhựa và chia ô để trứng.

7. Bộ đảo trứng tự động – đảo đều, tiết kiệm công sức
Đây là một trong những cải tiến quan trọng của máy ấp trứng mini hiện đại. Đảo nghiêng toàn bộ khay trứng qua lại khoảng 45 độ hoặc đảo lăn trứng theo chu kỳ mỗi 2–4 tiếng/lần. Việc đảo trứng giúp phôi phát triển đồng đều, tăng tỉ lệ nở. Một số máy đơn giản không có đảo tự động, người dùng phải đảo bằng tay. Nếu đảo bằng tay cần phải đảo tối thiểu 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần đảo cách nhau khoảng 4 – 5 tiếng.
Xem thêm: Máy ấp trứng gà lộn là loại máy gì

8. Các phụ kiện khác
Ngoài các bộ phận chính trên, máy còn có thể đi kèm:
- Dây nguồn, cầu chì bảo vệ, lỗ thoát khí.
- Nhiệt kế, ẩm kế cơ hoặc điện tử để theo dõi thủ công.
- Bộ phun sương thủ công trong các dòng giá rẻ không có tạo ẩm.
- Đèn UV diêt khuẩn
- Đèn soi trứng

Kết luận
Máy ấp trứng mini tuy có cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố quan trọng trong quá trình ấp trứng: nhiệt độ ổn định, độ ẩm phù hợp, đảo trứng đều. Đây là công cụ hữu ích cho hộ chăn nuôi nhỏ, đặc biệt là những người mới bắt đầu nuôi con giống tại nhà.