Máy sấy thăng hoa là thiết bị hiện đại giúp loại bỏ hoàn toàn nước trong nguyên liệu bằng công nghệ đông khô. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, không ít trường hợp sản phẩm sau sấy vẫn bị ẩm, sấy không đạt yêu cầu. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng máy sấy thăng hoa sấy không khô và hướng xử lý hiệu quả.

1. Nhiệt độ cấp đông không đạt chuẩn (-30°C trở xuống)
Máy sấy thăng hoa cần phải cấp đông trước khi vào giai đoạn sấy thăng hoa. Cấp đông sản phẩm cần làm đông ở nhiệt độ âm sâu khoảng -25 đến -40 độ. Thường cấp đông ở mức -30 độ sẽ tốt nhất và máy bắt đầu vào giai đoạn sấy thăng hoa. Nếu nhiệt độ cấp đông không đạt chuẩn trong quá trình sấy sẽ làm nước không thăng hoa được mà chuyển thành thể lỏng khiến sấy không khô được như bình thường.
Nguyên nhân:
- Hệ thống làm lạnh bị lỗi, thiếu gas, hoặc máy nén hoạt động kém.
- Dàn lạnh bám tuyết quá dày, giảm hiệu suất làm lạnh.
- Nhiệt độ cấp đông không đủ thấp khiến nước trong nguyên liệu không đóng băng hoàn toàn, làm giảm hiệu quả thăng hoa.
Hướng xử lý:
- Kiểm tra và nạp gas nếu thiếu.
- Vệ sinh dàn lạnh, đảm bảo hoạt động ổn định.
- Nếu máy cấp đông yếu, hãy sử dụng tủ đông chuyên dụng trước khi đưa nguyên liệu vào sấy.

2. Chân không trong buồng sấy không đạt chuẩn
Giai đoạn sấy thăng hoa, áp suất trong máy sấy sẽ được giảm xuống mức thấp để duy trì trạng thái thăng hoa của nước. Nếu áp suất chân không trong máy sấy không đảm bảo cũng khiến nước trong sản phẩm sấy không thăng hoa được mà chuyển sang thể lỏng khiến quá trình sấy không khô.
Nguyên nhân:
- Bơm chân không hoạt động yếu hoặc hỏng.
- Buồng sấy bị rò rỉ khiến áp suất không đạt mức chuẩn.
- Ống dẫn chân không bị bẩn, nghẹt làm giảm hiệu quả hút không khí.
Hướng xử lý:
- Kiểm tra, bão dưỡng bơm hút chân không, thay dầu bơm nếu cần.
- Kiểm tra và bịt kín các điểm rò rỉ.
- Vệ sinh ống dẫn hút chân không.
Xem thêm: Máy sấy thăng hoa bị hỏng bơm

3. Xếp nguyên liệu quá dày hoặc không đồng đều
Nguyênl iệu sấy trong máy cần được xếp đúng cách, nguyên liệu sấy quá dày cũng khiến quá trình thăng hoa bị ảnh hưởng, nước không thăng hoa được sẽ làm sản phẩm sấy không khô. Kích thước của nguyên liệu sấy cũng là một vấn đề cần quan tâm. Kích thước dày thì quá trình sấy sẽ lâu và ngược lại.
Nguyên nhân:
- Nguyên liệu quá dày làm hơi nước không thẩm thấu ra ngoài.
- Kích thước nguyên liệu không đồng đều làm thời gian sấy không đồng bộ.
- Các khay xếp quá sát nhau, làm cản trở lưu thông nhiệt.
Hướng xử lý:
- Cắt nguyên liệu đồng đều trước khi sấy.
- Xếp nguyên liệu thành lớp mỏng (≤1cm).
- Bố trí khoảng cách hợp lý giữa các khay.
Xem thêm: Máy sấy thăng hoa bị hở khí

4. Thời gian sấy chưa đủ dài
Máy sấy thăng hoa cần sấy trong thời gian khoảng 24 – 30 tiếng với những sản phẩm sấy nhanh khô. Còn những sản phẩm sấy lâu khô hoặc bạn cho nhiều sản phẩm sấy vào trong máy thì thời gian sấy sẽ phải tăng lên. Ví dụ máy sấy thăng hoa 5kg có thể sấy được tối đa 5kg mỗi lần. Nhưng nếu bạn cho các sản phẩm sấy nhẹ, thể tích lớn thì chỉ nên cho ít mới đảm bảo thời gian sấy đúng chuẩn. Ví dụ sấy đông trùng hạ thảo, bạn cho khoảng 3kg vào sấy thì thời gian sấy chỉ khoảng 30 – 35 tiếng là khô hết. Nếu bạn cho 4 kg vào sấy vẫn được nhưng thời gian sấy thường kéo dài đến 45 tiếng mới khô.
Nguyên nhân:
- Kết thúc quá trình sấy khi sản phẩm chưa thăng hoa hết nước.
- Tốc độ gia nhiệt quá nhanh làm nước chưa thăng hoa hết.
Hướng xử lý:
- Kiểm tra độ ẩm sản phẩm sau sấy, nếu chưa khô, tăng thêm thời gian.
- Điều chỉnh tốc độ gia nhiệt chậm hơn.

Kết luận
Nếu máy sấy thăng hoa sấy không đạt yêu cầu, bạn cần kiểm tra và xử lý các yếu tố như nhiệt độ, chân không, cách xếp nguyên liệu, khối lượng sấy và thời gian sấy. Mỗi một yếu tố đều ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sấy nên bạn cần đảm bảo mọi thứ hoạt động đúng cách và theo đúng yêu cầu sấy. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể liên hệ nhà sản xuất để được hỗ trợ kỹ thuật.