Cà tím chắc không còn xa lạ gì với mọi người, loại quả này dùng để làm thực phẩm rất phổ biến và cũng được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Gần đây, có khá nhiều bạn thắc mắc về cà tím sấy khô (cà tím khô) và cũng muốn tham khảo cách làm tại nhà. Chính vì thế, trong bài viết này NNO sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách làm cà tím sấy khô tại nhà một cách đơn giản nhất.
Các phương pháp làm cà tím khô
Tạm không nói tới việc làm cà tím khô để làm gì. Trong phần này chúng ta chỉ quan tâm tới vấn đề phương pháp sấy khô cà tím và thực hiện như thế nào mà thôi. Nói về phương pháp sấy khô cà tím thì có khá nhiều phương pháp, bạn có thể sấy khô theo phương pháp thủ công bằng cách phơi khô truyền thống, bạn cũng có thể sấy khô cà tím bằng phương pháp sấy nhiệt, sấy lạnh hay sấy thăng hoa đều được. NNO sẽ phân tích cụ thể các phương pháp sấy này:
- Phơi khô: cách này đơn giản, cũng hiệu quả và quan trọng nhất là tốn ít chi phí. Nhược điểm là phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
- Sấy bằng máy sấy nhiệt: thời gian sấy nhanh, đảm bảo chất lượng sấy, khô đều. Nhược điểm là tốn chi phí đầu tư máy và khi sấy sẽ tốn điện.
- Sấy bằng máy sấy năng lượng mặt trời: thời gian sấy nhanh hơn phơi nắng, đảm bảo chất lượng sấy tốt. Nhược điểm là chi phí đầu tư máy sấy ban đầu khá cao và nếu muốn sấy liên tục thì vẫn phải sử dụng kèm hệ thống sấy bằng điện (ban đêm không sấy được).
- Sấy bằng máy sấy lạnh: chất lượng sấy tốt hơn các phương pháp trên, thời gian sấy cũng nhanh và giữ được màu sắc đẹp. Nhược điểm là chi phí đầu tư máy ban đầu cao, điện năng tiêu thụ cũng khá nhiều.
- Sấy bằng máy sấy thăng hoa: đây là kiểu sấy cao cấp hiện nay, chất lượng sấy tốt hơn hẳn các loại vừa kể trên. Nhược điểm là chi phí đầu tư máy rất cao và thời gian sấy lâu (ít nhất 24 giờ/mẻ).
Với các phương pháp sấy khô như vừa kể trên, thông thường để sấy cà tím chúng ta sẽ sử dụng phương pháp sấy thủ công hoặc phương pháp sấy nhiệt là tối ưu nhất.
Xem thêm: https://mactech.com.vn/may-say-thang-hoa
Cách làm cà tím sấy khô bằng phương pháp thủ công
Để làm cà tím sấy khô bằng phương pháp thủ công (phơi khô) các bạn chỉ cần chuẩn bị một ít phên hoặc rổ giá để phơi là có thể dễ dàng làm được. Cách làm như sau:
- Cà tím rửa sạch để ráo nước
- Thái lát mỏng để khi phơi cà tím nhanh khô hơn. Nếu thái lát dày quá cà tím phơi lâu khô có thể sẽ bị hỏng.
- Xếp các lát cà tím vào trong rổ giá hoặc phên rồi mang ra chỗ nhiều nắng để phơi. Tốt nhất nên xếp cà tím không bị chồng lên nhau để nhanh khô. Lưu ý khoảng cách từ mặt đất đến phên phơi cà tím tối thiểu là 50cm để đảm bảo bụi đất bên dưới không bị gió cuốn lên làm bẩn cà tím.
- Khi cà tím đã khô (bóp mạnh miếng cà tím không thấy có nước, không dính tay), cất đi bảo quản dùng dần.
Cách làm cà tím sấy khô bằng máy sấy
Để làm cà tím sấy khô bằng máy sấy thì cách làm cũng tương tự như ở trên nhưng thay vì phơi thì chúng ta xếp cà tím thái lát vào khay của máy sấy để sấy. Cũng lưu ý là nên xếp thành 1 lớp chứ không nên xếp chồng lên nhau, xếp chồng lên nhau miếng cà tím sẽ lâu khô hơn.
Sau khi đã cho cà tím vào máy sấy, các bạn cài đặt nhiệt độ sấy 60 – 65 độ C rồi sấy khoảng 6 – 8 giờ cà tìm sẽ khô. Lý do cà tím chỉ để nhiệt độ như vậy để sấy vì nếu để nhiệt độ cao hơn thì miếng cà tím giống như bị hấp sẽ nhũn ra. Nhiệt độ sấy nhiệt phù hợp nhất để sấy cà tím chỉ nên đặt khoảng 65 độ C trở xuống là tốt nhất vừa đảm bảo sấy nhanh mà vẫn giữ được chất lượng của cà tím.
Như vậy, cà tím sấy khô có nhiều cách làm nhưng phù hợp nhất vẫn là cách thủ công (phơi khô) và dùng máy sấy nhiệt để sấy. Mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào điều kiện của bạn mà có thể dùng máy sấy hoặc phơi nắng đều có thể dễ dàng làm được cà tím sấy khô.