logo vui cười lên

Các loại phân Kali và cách bón phân Kali hợp lý đúng cách


Phân Kali là loại phân bón rất cần thiết giúp cây phát triển tốt đạt năng suất cao. Đối với những người làm nông nghiệp thì phân Kali không còn lạ lẫm gì nhưng đối với những người mới học trồng rau tại nhà như trồng rau trong thùng xốp, trồng rau trên sân thượng sẽ khá lạ lẫm với loại phân bón này. Trong bài viết trước, NNO đã nếu rõ tác dụng của phân Kali đối với cây trồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại phân Kalicách bón phân Kali đúng cách.


Các loại phân Kali và cách bón phân Kali đúng cách
Các loại phân Kali và cách bón phân Kali

Các loại phân Kali phổ biến hiện nay

1. Phân Kali clorua (KCl) hay phân MOP

Thành phần: Trong phân Kali clorua có chứa 50 – 60% hàm lượng kali nguyên chất và một ít muối ăn NaCl.

Đặc điểm:

  • Loại phân này ở dạng bột, có màu hồng, màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành các hạt nhỏ, khi khô có độ rời tốt, giúp người trồng dễ bón, tuy nhiên, nếu phân bị ẩm ướt sẽ vón cục, rất khó sử dụng. Kali clorua thuộc loại phân chua sinh lý.
  • Trong các loại phân kali, Kali clorua là loại phân phổ biến nhất với 93% tổng lượng phân kali và được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới. Người ta có thể sử dụng Kali clorua để bón cho nhiều loại cây trồng và nhiều loại đất khác nhau. Loại phân này được dùng cả cho bón lót và bón thúc, giúp cho cây phát triển khỏe mạnh và tăng năng suất, chất lượng nông sản.
  • Khi dùng Kali clorua, bạn cần chú ý không nên sử dụng phân bón này để bón cho đất mặn do đất mặn chứa nhiều clo, và không dùng bón cho một số loại cây như thuốc lá, chè, cà phê, hay một số loại cây hương liệu vì phân sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Tác dụng của phân Kali đối với các loại cây trồng
Các loại phân Kali và cách bón phân Kali

2. Phân Kali sunphat (K2SO4)

Thành phần: Thành phần phân Kali sunphat có chứa 45 – 50% hàm lượng kali nguyên chất và 18% lưu huỳnh.

Đặc điểm:

  • Phân Kali sunphat có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Đây là loại phân dễ tan trong nước, hút ẩm kém nên ít bị vón cục. Cũng giống như Kali clorua, Kali sunphat cũng là một loại phân chua sinh lý, nếu bón cho đất trong thời gian dài sẽ làm tăng độ chua của đất. Trong số các loại phân Kali thì phân Kali sunphat cũng là một loại phân rất phổ biến.
  • Kali sunphat có thể được sử dụng cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây như rau cải, thuốc lá, chè, cà phê, dâu, khoai tây. Trong quá trình cung cấp dưỡng chất cho cây, bạn chú ý không nên dùng Kali sunphat liên tục nhiều năm trên các loại đất chua vì loại phân này sẽ làm đất bị chua thêm, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Tác dụng của phân Kali đối với các loại cây trồng
Các loại phân Kali và cách bón phân Kali

3. Kali Magiê sunphat

Thành phần: Phân Kali Magie sunphat có chứa 20 – 30% K2O, 5 – 7% MgO và 16 – 22% S.

Đặc điểm: Phân Kali Magie sunphat được sản xuất dưới dạng bột mịn, có màu xám. Đây là loại phân đa dinh dưỡng, cung cấp cả Kali hòa tan cao, lưu huỳnh và magie, không chứa Clo và muối trong thành phần của nó. Loại phân này cũng không làm thay đổi độ pH của đất, được sử dụng hiệu quả trên đất bạc màu hoặc đất cát nghèo dinh dưỡng.

Phân Kali Magie Sunfat
Các loại phân Kali và cách bón phân Kali

Cách bón phân Kali đúng cách

Phân Kali có vai trò vô cùng quan trọng với tất cả các loại cây trồng, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách bón phân Kali như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây trồng. Việc bón phân Kali phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như loại đất, giống cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, cường độ canh tác. Dưới đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến cách bón phân Kali cho cây trồng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bón phân Kali

1. Loại đất trồng cây

Trong nông nghiệp, có nhiều loại đất trồng với những đặc tính khác nhau nên khi bón phân Kali sẽ mang lại hiệu quả khác nhau trên từng loại đất. Việc nắm rõ tính chất đất sẽ giúp bạn biết sử dụng loại phân kali nào, dùng với liều lượng ra sao để đạt hiệu quả tối đa cho cây trồng.

  • Loại đất không chua hoặc ít chua: Phân kali không phù hợp với loại đất này vì nó dễ làm cho đất bị chua hóa.
  • Loại đất chua: Đối với loại đất chua, bạn cần bón vôi khử chua trước khi bón các loại phân Kali cung cấp cho cây.
  • Đất thịt nhẹ và cát pha: Bạn cần bón các loại phân kali với liều lượng đủ hoặc nhiều hơn một chút với nhu cầu kali của cây trồng.
  • Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng: Do trong rơm rạ và phân chuồng có chứa hàm lượng kali nhất định nên nếu trồng trên loại đất này, bạn chỉ cần bón kali ít hơn so với nhu cầu.
  • Đất có tỷ lệ sét cao hoặc đất để ải cách vụ: Loại đất này chỉ cần bón ít kali.
Tác dụng của phân Kali đối với các loại cây trồng
Các loại phân Kali và cách bón phân Kali

2. Giống cây trồng

Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về kali khác nhau nên bạn không thể bón cùng một lượng kali hay cùng loại phân cho tất cả các cây trồng. Việc nắm rõ nhu cầu về phân kali của loại cây mình trồng sẽ giúp bạn cung cấp kali đúng và đủ cho cây trồng.

  • Nhóm 1: Các loại cây rất mẫn cảm với Clo (Cl) như thuốc lá, cây lấy tinh dầu, cam, quýt, nho thì cần bón phân kali không có chứa Clo.
  • Nhóm 2: Nhóm mẫn cảm với Clo như các loại cây họ đậu và khoai tây thích hợp với phân bón có nồng độ kali cao.
  • Nhóm 3: Với các cây lấy sợi như bông, đay, lanh, hoặc dưa chuột có thể bón lượng kali cao.
  • Nhóm 4: Các loại cây lấy hạt và đồng cỏ thì thích hợp với phân Kali (40% K2O) với nồng độ Kali ở mức trung bình.
  • Nhóm 5: Nhóm các cây lấy củ như củ cải đường, củ cải hay cà rốt bón phân kali có chứa thêm một ít nitrat trong thành phần.
  • Nhóm 6: Các loại cây ăn lá hay chè cần bón với lượng kali thấp.
Các loại phân Kali và cách bón phân Kali hợp lý đúng cách
Các loại phân Kali và cách bón phân Kali

3. Thời kỳ sinh trưởng

Cây trồng luôn cần kali trong suốt vòng đời của chúng, nhưng vào giai đoạn tăng trưởng và ra hoa kết trái, cây cần nhiều lượng kali hơn các giai đoạn khác.

Tác dụng của phân Kali đối với các loại cây trồng
Các loại phân Kali và cách bón phân Kali

Những lưu ý khi bón phân kali

Cách bón phân Kali rất đơn giản. Phân kali có thể được dùng cho cả bón lót bằng cách trộn vào đất trước khi trồng, và bón thúc bằng cách bón đất hoặc phun dung dịch lên lá vào thời gian cây ra hoa, kết trái và tạo củ. Khi bón, bạn nên chia nhỏ lượng phân cần bón để tiến hành bón nhiều lần để hạn chế việc rửa trôi kali, không nên bón đủ lượng trong một lần.

Phân kali cũng dễ bị rửa trôi nên trong cách bón phân Kali cần lưu ý tránh bón phân phơi lên trên mặt đất. Bạn nên trộn kali vào đất, bón sâu, vùi kỹ để tránh thất thoát kali. Bên cạnh đó, do kali còn thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây trồng, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm và nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein, nên nếu bạn bón nhiều đạm thì cũng cần bón tăng kali cho cây trồng. Bạn cũng nên kết hợp bón thêm các vi chất như P, S, Zn để tăng hiệu quả khi sử dụng phân bón kali.

Một điểm quan trọng trong cách bón phân Kali cũng như các loại phân bón khác đó là bạn cần phải đảm bảo các nguyên tắc bón phân và cách bón phân cho cây đúng thời điểm, đúng lúc, đúng lượng để cây phát triển tốt, đạt năng suất cao và quan trọng là an toàn với người sử dụng. Trong các loại phân Kali vừa nêu trên, không phải loại phân nào cũng hợp với đất với cây trồng nên bạn cần phải chọn đúng loại phân để bón cho hợp lý.

Tác dụng của phân Kali đối với các loại cây trồng
Các loại phân Kali và cách bón phân Kali

Như vậy, nói về các loại phân Kali thì có 3 loại phân Kali chính là phân Kali Clorua, phân Kali Sunphat và phân Kali Magie Sunphat. Tùy từng loại cây mà bạn nên chọn loại phân Kali cho hợp lý và chú ý cách bón phân Kali sao cho đúng cách, đúng lúc và đúng liều lượng để cây phát triển tốt.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang