Chào các bạn, nói đến củ gừng chắc nhiều người sẽ nghĩ ngay đến gừng gió hay gừng gié là hai loại gừng rất quen thuộc trên thị trường. Tuy nhiên, có một loại gừng khác ít được biết đến hơn đó là gừng đen, loại gừng này thường không dùng để làm gia vị mà chỉ dùng làm thuốc. Trong bài viết này, NNO sẽ giới thiệu với các bạn về củ gừng đen để các bạn hiểu hơn về loại gừng này.
Củ gừng đen là gừng gì
Gừng đen là một giống thuộc họ gừng, loại gừng này được dùng chủ yếu để làm thuốc với tên gọi khác là ngải tím. Sở dĩ gừng đen có tên gọi như vậy là vì bên ngoài gừng đen khá giống với củ gừng thông thường nhưng phần ruột bên trong lại có màu tím, khi củ gừng già phần thịt củ bên trong có màu tím đen. Ở Việt Nam, củ gừng đen được y học cổ truyền dùng rất nhiều để làm thuốc. Ở các nước khác trên thế giới, củ gừng đen cũng được áp dụng trong y học cổ truyền để làm thuốc chữa bệnh.
Một vài công dụng của gừng đen
Trong y học cổ truyền, củ gừng đen được dùng nhiều để làm thuốc. Củ gừng đen có thể dùng riêng hoặc ngâm rượu cũng như kết hợp với các vị thuốc khác giúp chữa khá nhiều bệnh như:
- Rối loạn cương dương
- Hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến
- Chống lão hóa
- Giảm đau, chống viêm
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Hỗ trợ điều trị dị ứng da
- Chống nấm
- Tăng cường lưu thông máu
- Điều trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh
- Điều trị kiết lỵ rối loạn tiêu hóa
Gừng đen có trồng được ở Việt Nam không
Nếu theo dõi thông tin bạn sẽ thấy gừng đen có những thời điểm phải đặt trước hàng tháng mới có hàng. Thậm chí củ gừng đen còn phải nhập từ Lào, Campuchia, Thái Lan về với mức giá cao. Do vậy, nhiều bạn thắc mắc gừng đen có trồng được ở Việt Nam không. Câu trả lời là có. Gừng đen có rất nhiều giống khác nhau, trong đó có 4 giống được phát hiện ở Việt Nam và đương nhiên Việt Nam trồng được gừng đen.
Bốn giống gừng đen ở Việt Nam gồm có giống Distichochlamys citrea được phát hiện năm 1995 ở rừng Cúc Phương, giống gừng đen Orlow được phát hiện năm 2001 ở huyện An Khê, Gia Lai, giống gừng đen khía đỏ được phát hiện năm 2003 tại rừng Cúc Phương và giống gừng đen Distichochlamys benenica được phát hiện năm 2012 tại vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa. Do đặc điểm khí hậu nên có thể nói rằng gừng đen chủ yếu sống ở khu vực phía bắc và đây cũng là khu vực có thể trồng, nhân giống được giống gừng đen.
Với các thông tin trên, hi vọng các bạn đã hiểu hơn về giống gừng đen cũng như nguồn gốc của giống gừng này. Nếu bạn đang muốn trồng gừng đen thì cũng có thể nhân giống bằng củ hoặc mua cây giống được bán tương đối phổ biến trên thị trường. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc liên quan đến củ gừng đen, hãy để lại comment để được NNO giải đáp nhé.