Món canh rau đay nấu cua đồng đã trở thành món ăn vô cùng quen thuộc và yêu thích của nhiều người dân Việt Nam từ xưa tới nay. Món ăn tuy dân dã, nhưng lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rau đay và cua đồng đều giàu dinh dưỡng, sự kết hợp cả hai trong bát canh thanh mát giúp đánh tan sự nóng bức của mùa hè, và tăng cường dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn nhiều người thắc mắc phụ nữ sau sinh có được ăn canh cua rau đay không? Các bạn hãy cùng NNO tìm kiếm giải đáp chắc chắn cho câu hỏi này nhé.
- Rau đay có tốt cho bà bầu không
- Sâu bệnh gây hại phổ biến ở rau đay
- Rau đay là rau gì
- Kỹ thuật trồng rau đay chuẩn từ A đến Z
- Trứng gà công nghiệp ăn chay được không
Phụ nữ sau sinh có được ăn canh cua rau đay không
Món canh cua rau đay tuy ngon bổ nhưng lai là một trong những món phụ nữ sau sinh không nên ăn. Để hiểu rõ nguyên nhân, chúng ta hãy cùng điểm lại các giá trị dinh dưỡng của rau đay và cua đồng trước nhé. Cả rau đay và cua đồng đều nằm trong danh sách các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khỏe. Cụ thể, nếu ăn 100g lá rau đay nấu chín, cơ thể sẽ được hấp thụ các dưỡng chất sau:
- Protein: 4,65 g
- Vitamin A: 5559 IU
- Vitamin C: 37 mg
- Vitamin B1: 0,133 mg
- Vitamin B2: 0,546 mg
- Vitamin B3: 1,26 mg
- Vitamin B5: 0,072 mg
- Vitamin B6: 0,6 mg
- Vitamin B9: 123 mcg
- Canxi: 208 mg
- Photpho: 83 mg
- Sắt: ,76 mg
- Đồng: 0,255 mg
- Magie: 64 mg
- Kali: 559 mg
- Natri: 8 mg
- Selen: 0,9 mcg
- Kẽm: 0,79 mg
- Mangan: 0,123 mg
Theo số liệu trên, rau đay thuộc top đầu các loại rau chứa nhiều canxi (đứng hàng thứ 4 trong các loại rau dùng để ăn), sắt (đứng hàng thứ nhất), beta caroten (đứng hàng thứ 4) và vitamin C (đứng hàng thứ 3). Ngoài ra, các dưỡng chất khác như các loại vitamin B, vitamin A, photpho đều cần thiết.
Trong khi đó, giá trị dinh dưỡng có trong 100g thịt cua đồng nấu chín gồm:
- Protid: 12,3g
- Lipid: 3,3g
- Glucid: 2g
- Canxi: 5040g
- Sắt: 1,4g
- Photpho: 430 mg
Không chỉ như vậy, chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt cho cơ thể và có thêm 8 trong10 loại axit amin cần thiết gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threoninne và trytophane.
Như vậy, bát canh cua rau đay chắc chắn là một món ăn vô cùng dinh dưỡng, bổ ích cho nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai ăn món canh này đều tốt, nhất là đối với phụ nữ sau sinh. Người mẹ không nên ăn món canh cua rau đay, bởi vì tuy bổ dưỡng, nhưng nó không phù hợp với thể trạng người mẹ sau sinh. Lúc này, sau khi vượt cạn, cơ thể người mẹ vẫn còn yếu, chưa phục hồi, hệ tiêu hóa chưa thể làm việc ổn định nên khá nhạy cảm với một số loại thực phẩm khó tiêu. Trong khi đó, rau đay và cua đồng đều mang tính hàn, cua còn có vị mặn, hơi độc nên khi nấu kết hợp canh rau đay cua đồng sẽ không thích hợp với hệ tiêu hóa còn yếu sau sinh, ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể người mẹ. Đặc biệt, với những mẹ có tiền sử dị ứng với hản sản hoặc hay bị lạnh bụng thì càng không nên ăn canh cua. Trường hợp người mẹ gặp một số vấn đề về tim mạch, cao huyết áp thì sau sinh cũng không nên ăn cua đồng vì dễ tăng lượng cholesterol.
Một số lưu ý dành cho các mẹ sau sinh
Thời gian có thể bắt đầu ăn canh cua rau đay
Tuy rau đa nấu cua đồng là món ăn các mẹ sau sinh nên tránh, nhưng điều này không có nghĩa là các mẹ không được ăn trong suốt thời gian cho con bú. Sau khi sinh khoảng 2 tháng, các mẹ các mẹ có thể lựa ăn thử một ít canh cua rau đay để hệ tiêu hóa dần làm quen với thức ăn. Nếu gặp vấn đề về tiêu hóa, hoặc dị ứng, các mẹ nên dừng ăn canh cua thêm một thời gian nữa. Trong trường hợp hệ tiêu hóa đáp ứng tốt, có thể thêm dần món canh cua rau đay vào thực đơn hàng tuần cho các mẹ để tận dụng nguồn dinh dưỡng dồi dào từ hai thực phẩm này.
Chọn lựa thay thế cua cho món canh rau đay
Rau đay được coi là một thực phẩm vàng dành cho phụ nữ sau sinh, nó mang lại nhiều lợi ích cho cả người mẹ và em bé. Chính vì thế, chúng ta không nên bỏ lỡ rau đay trong thực đơn hàng tuần cho mẹ. Trong thời gian các mẹ không thể ăn cua đồng, hãy lựa chọn thứ khác để nấu canh cùng rau đay. Các mẹ có thể nấu canh rau đay với mướp, tôm tép hoặc thịt băm. Đây vẫn là những món ăn thanh mát, ngon bổ cho cả hai mẹ con không kém gì bát canh rau đay cua đồng.
Điều nên tránh khi ăn canh cua rau đay
Khi có thể ăn được món rau đay nấu cua đồng sau khi sinh em bé, các mẹ cần chú ý tránh những điều sau:
- Không nên ăn canh cua rau đay sau khi đã để lâu: Nhiều người khi nấu canh rau đay cua đồng mà ăn không hết, thường để lại dành lúc đói hoặc bữa sau ăn tiếp để tránh đổ đi lãng phí thức ăn. Tuy nhiên, đây là một việc làm cần tránh, nhất là đối với các mẹ đang nuôi con bú. Cua tuy đã nấu chín với rau đay, nhưng nếu để lâu dễ bị ôi thiu và nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, các mẹ nên nấu đủ ăn, và nếu thừa, cần bỏ đi, không được giữ lại ăn tiếp nhé.
- Không nên ăn cua đồng đã chết: Khi cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine. Đây là một chất gây ngộ độc khiến người ăn đau bụng hoặc nôn mửa. Nếu cua chết càng lâu thì lượng độc tốt histidine tiết ra càng nhiều, càng khiến nguy cơ ngộ độc cao hơn. Và, chắc chắn, điều này sẽ gây nguy hiểm cho các mẹ.
Qua các thông tin hữu ích trên, chúng ta đã hiểu được rằng, tuy canh rau đay nấu cua đồng là món ăn ngon, bổ dưỡng, nhưng các mẹ không nên ăn món canh này trong khoảng 2 tháng sau sinh. Sau thời gian này, các mẹ có thể dần làm quen với canh cua để nhận thêm nguồn dinh dưỡng từ rau đay và cua đồng, giúp thực đơn hàng ngày phong phú hơn. Chúc các mẹ có chế độ ăn uống khoa học từ canh rau đay cua đồng để giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé.