Máy ấp trứng ngày càng trở thành một thiết bị không thể thiếu trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ hoặc các trang trại lớn. Trong số các dòng máy ấp hiện nay, máy ấp trứng vỏ nhôm nổi bật nhờ thiết kế bền bỉ, dễ vệ sinh, khả năng giữ nhiệt ổn định và tích hợp nhiều tính năng thông minh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo máy ấp trứng vỏ nhôm và khi nào nên chọn dòng máy này.

Cấu tạo của máy ấp trứng vỏ nhôm
Máy ấp trứng vỏ nhôm là dòng máy cao cấp, thường được sản xuất với linh kiện tốt nhằm đảm bảo khả năng vận hành ổn định và đạt tỷ lệ nở trứng tối ưu. Các bộ phận cấu thành chính bao gồm:
1. Vỏ máy
Vỏ được làm bằng nhôm tấm dày, có khả năng chống gỉ, chống ăn mòn, giữ cho máy luôn sáng đẹp sau thời gian dài sử dụng.
- Bên trong thường được lót xốp bạc cách nhiệt, giúp giữ nhiệt ổn định, hạn chế tỏa nhiệt ra ngoài.
- Cấu trúc vỏ cứng cáp, chắc chắn, không cong vênh khi nhiệt độ cao.
- Cửa máy thường có kính hoặc mica trong suốt, thuận tiện để quan sát trứng bên trong mà không cần mở cửa.
2. Bộ điều khiển
Là trung tâm vận hành của máy, giúp kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thời gian đảo trứng. Bộ điều khiển tự động hoàn toàn, có thể cài đặt nhiệt độ và độ ẩm theo từng loại trứng (gà, vịt, cút…). Một số dòng còn có màn hình cảm ứng, báo động khi vượt ngưỡng nhiệt hoặc báo động khi hết nước tạo ẩm trong máy.

3. Bộ tạo ẩm
Gồm khay nước và thanh nhiệt tạo hơi ẩm hoặc sử dụng máy tạo ẩm siêu âm tùy dòng máy. Giúp duy trì độ ẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của phôi trứng. Có thể tự động bù ẩm khi độ ẩm xuống thấp, đảm bảo môi trường ổn định cho trứng phát triển.
4. Bộ đảo trứng tự động
Hệ thống đảo trứng tự động theo kiểu đảo nghiêng góc 45 độ sang hai bên, hoặc đảo lăn 180 độ. Đảo trứng tự động theo chu kỳ từ 2 giờ/lần hoặc tùy theo thiết lập của người dùng. Việc đảo trứng giúp phôi phát triển đều, giảm thiểu tỉ lệ trứng hỏng.

5. Khay trứng
Thường làm bằng nhựa chịu nhiệt, nhôm hoặc thép phủ sơn tĩnh điện. Tùy theo thiết kế mà có mỗi khay thể chứa 50 – 200 trứng. Khay thường có thể tháo rời dễ dàng để vệ sinh hoặc chuyển trứng sang khay nở ở cuối chu kỳ.
6. Quạt gió
Quạt tuần hoàn gió giúp phân bổ nhiệt và độ ẩm đồng đều trong toàn bộ buồng ấp. Đảm bảo trứng ở mọi vị trí đều được cung cấp môi trường tối ưu. Quạt hoạt động êm, tiết kiệm điện, độ bền cao. Công suất quạt cũng không cao chỉ khoảng 15 – 20W.

7. Bóng nhiệt
Dùng bóng sợi đốt, bóng tạo nhiệt chuyên dụng hoặc thanh nhiệt, tùy từng loại máy. Bóng nhiệt được điều khiển bằng bộ cảm biến để duy trì nhiệt độ ổn định. Bóng nhiệt phải được sắp xếp ở vị trí hợp lý để không làm cháy trứng và tránh nhiệt quá tập trung vào một điểm. Thường bóng nhiệt sẽ gắn ở phía quạt gió thổi ra để nhiệt có thể thổi đều trong buồng ấp.
Xem thêm: Máy ấp trứng không lên nhiệt là tại sao
8. Các phụ kiện khác
Bên cạnh các bộ phận cơ bản của máy ấp vỏ nhôm như vừa kể trên, vẫn còn một số phụ kiện khác có thể được tích hợp trên máy như khay nửo, đèn soi trứng, đèn chiếu sáng, tecmic, nhiệt kế, đèn UV, …

Khi nào nên mua máy ấp trứng vỏ nhôm?
Bạn nên chọn máy ấp trứng vỏ nhôm nếu:
- Cần máy ấp có độ bền cao, sử dụng lâu dài, không xuống cấp sau vài vụ ấp.
- Muốn đầu tư một chiếc máy có thiết kế đẹp, sạch sẽ, dễ vệ sinh, phù hợp cả cho kinh doanh.
- Cần máy ấp tích hợp đầy đủ tính năng tự động, giảm công sức theo dõi.
- Ấp liên tục nhiều lứa trứng trong năm, đòi hỏi máy vận hành ổn định và dễ bảo trì.

Máy ấp trứng vỏ nhôm không chỉ là thiết bị bền đẹp mà còn là lựa chọn thông minh cho những ai muốn đầu tư lâu dài vào chăn nuôi. Với thiết kế chắc chắn, cách nhiệt tốt và hệ thống điều khiển hiện đại, đây chính là dòng máy giúp bạn tăng tỷ lệ nở trứng, tiết kiệm công sức và nâng cao hiệu quả kinh tế.