logo vui cười lên

Cây mồng tơi leo bằng gì? Thắc mắc của một số độc giả


Mồng tơi là loại cây thân leo, có dây quấn và tương đối dễ trồng. Bạn có thể ngắt ngọn thu hoạch lần đầu tiên khi cây cao khoảng 25 – 30 cm, rồi chăm bón để kích thích các mầm nhánh phát triển. Do mồng tơi thuộc thân leo, nên bạn có thể làm giàn để cây leo lên. Điều này sẽ giúp cho bạn được ăn rau mồng tơi thoải mái quanh năm cho dù bạn có ít đất để trồng. Vậy cây mồng tơi leo bằng gì? Hãy cùng NNO cùng tìm hiểu về giàn leo của rau mồng tơi nhé.


Cây mồng tơi leo bằng gì
Cây mồng tơi leo bằng gì

Cây mồng tơi leo bằng gì

Trả lời luôn là mồng tơi leo bằng giàn và có nhiều loại giàn có thể để mồng tơi leo được. Trước kia, người nông dân thường làm giàn mồng tơi từ các thanh tre nứa hay gỗ. Ngày nay, với khu vực nông thôn, khi trồng ngoài ruộng nương, người ta thường ít để mồng tơi leo dài trên giàn nữa, mà ngắt ngọn ngay khi được thu hoạch, nên không cần làm giàn. Trồng mồng tơi leo giàn trở nên phổ biến hơn với những nơi không có nhiều đất trồng như tại nhà của những người dân thành phố. Do nhu cầu về rau sạch nên xu hướng trồng rau sân thượng tại khu vực thành phố ngày càng trở nên phát triển. Mồng tơi thuộc top một số loại rau được trồng nhiều nhất. Với việc thiết kế giàn leo, người dân có thể trồng rau trong thùng xốp mà vẫn đủ rau ăn quanh năm. Đây chính là giải pháp tối ưu cho những “người nông dân sân thượng”. Không chỉ dùng tre gỗ để làm giàn, họ còn sử dụng một số nguyên liệu khác như dây thép, dây nilon, hoặc dây cước. Với mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ giúp cho giàn có độ bền khác nhau.

Cây mồng tơi leo bằng gì
Cây mồng tơi leo bằng gì

Một số loại giàn cho mồng tơi leo

Điều đầu tiên trước khi làm giàn, bạn nên nhớ rằng giàn trồng cây càng chắc chắn thì mồng tơi leo bám càng dễ và không bị đổ. Kỹ thuật làm giàn cố định cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển và năng suất của cây. Nếu giàn càng vững chắc thì gốc cây càng cố định, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nhanh cho thu hoạch và thời gian thu hoạch dài hơn. Thêm vào đó, chất lượng nguyên liệu làm giàn tốt thì thời gian sử dụng càng được bền lâu.

Giàn leo bằng tre nứa

Vật dụng cần thiết: Đối với việc làm giàn bằng cọc tre, nứa, bạn cần chọn các thanh chắc, không bị mối mọt. Sử dụng dây kẽm để buộc các thanh sẽ giúp cho giàn vững chắc hơn.

Cách làm:

  • Trước tiên, bạn cần cắm chắc chắn hai cọc để cố định giàn xuống đất vườn hoặc trong chậu thùng xốp. Bạn cần chú ý hai cọc tre làm cột cần phải cắm chắc chắn, có thể buộc dây cố định để giúp giàn vững hơn. Độ dài của giàn leo tùy thuộc vào không gian trồng và yêu cầu của người trồng, từ đó để cưa độ dài các thanh tre nứa cho phù hợp.
  • Sau khi cắm xong cọc tre cố định giàn, bạn sử dụng các thanh tre buộc lần lượt theo chiều ngang và dọc để tạo thành bộ giàn với các ô vuông rộng khoảng 15cm. Như vậy bạn đã xong giàn tre, thật đơn giản phải không nào!
Cây mồng tơi leo bằng gì
Cây mồng tơi leo bằng gì

Giàn lưới bằng dây thép, dây cước hoặc nilon

Vật dụng cần thiết: Với việc làm giàn lưới cho mồng tơi, bạn có thể chọn một số loại dây để đan lưới như dây thép (tốt nhất nên dùng dây thép bọc nhựa), hoặc dây cước. Vật dụng không thể thiếu là cọc để cố định giàn, có thể là cọc tre, cọc bê tông hoặc cọc kim loai. Nếu trồng trong chậu, thùng xốp tại nhà thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường rồi cắm cọc giăng lưới làm giàn dây leo.

Cách làm

  • Bước 1: Bạn cần cắm các cọc vào vị trí cố định xuống đất để tạo khung cho lưới giàn cây leo.
  • Bước 2: Dùng dây thép hoặc dây cước quấn vào nóc trên của cọc và phía dưới chân cọc để tạo khung sườn hoàn chỉnh cho bộ giàn.
  • Bước 3: Tiếp tục đan lưới cho giàn theo chiều ngang và chiều dọc của bộ khung, buộc chắc chắn các đầu dây vào các thanh khung để giàn chắc hơn. Độ rộng của mắt lưới tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn, tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên đan lưới dày quá sẽ tốn công, hoặc thưa quá, sẽ làm cho các nhánh mồng tơi leo khó lên giàn.
Giàn mồng tơi bằng dây nilon
Cây mồng tơi leo bằng gì

Khi làm giàn lưới cho mồng tơi, bạn có thể lựa chọn làm giàn kiểu chữ A hoặc giàn đứng (kiểu chữ I). Với loại giàn chữ A, bạn cố định các cọc tre, nứa hay gỗ xuống đất, các cọc sẽ đan chéo nhau thành hình chữ A và 1 thanh ngang nối giữa các cọc ở đầu trên để tạo thành khung sườn chữ A hoàn chỉnh và vững chắc. Sau đó, dùng dây kẽm buộc chặt các cọc với nhau để đảm bảo khung chắc chắn, tránh được những tác động thời tiết như mưa gió hoặc bão. Như vậy, bạn đã hoàn thiện bộ khung của giàn, bước tiếp theo, bạn chỉ cần dùng dây đan lưới theo hướng dẫn ở trên.

GIàn mồng tơi bằng dây thép
Cây mồng tơi leo bằng gì

Để làm giàn chữ I, bạn đóng các cọc sắt xuống đất, cọc sắt được xếp thành hình 2 chữ II song song với nhau để tạo một giàn. Khoảng cách giữa hai cọc tùy thuộc vào diện tích bạn muốn làm vườn. Tiếp theo, bạn có thể nối phần đầu trên và dưới của hai cọc bằng các thanh sắt ngang hoặc thanh tre nứa để tạo thành một khung hoàn chỉnh và chắc chắn hơn. Sau đó, bạn tiến hành buộc lưới cho bộ khung của giàn.

Mồng tơi leo giàn
Cây mồng tơi leo bằng gì

Như vậy, có thể thấy rằng cây mồng tơi là cây leo giàn và có nhiều loại giàn để mồng tơi có thể leo được từ các loại tre nứa cho đến dây thép hay lưới đều được. Tùy vào điều kiện và các vật liệu có sẵn, các bạn có thể cân nhắc làm giàn mồng tơi cho phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất. 

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang