logo vui cười lên

Gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gì? Cách chữa ra sao


Nhiều bạn thắc mắc gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gì và cách chữa ra sao. Nếu chỉ có các triệu chứng chung chung như vậy thì rất khó để biết nguyên nhân của bệnh. Mà khi đã không biết nguyên nhân của bệnh rồi cứ chữa theo kinh nghiệm và chia sẻ của một số người chăn nuôi khác thì may mắn có thể khỏi nhưng cũng có thể không. Do đó, nếu bạn đang gặp trường hợp gà bị ủ rũ xệ cánh teo lườn thì nên kiểm tra kỹ xem gà bị bệnh gì để có hướng chữa trị chứ không nên cho gà uống thuốc mà không biết bệnh.


Gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gì
Gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gì

Gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gì

Có thể khẳng định gà con bị ủ rũ xệ cánh là tình trạng gà bị ốm. Khi gà bị ốm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khiến gà kém ăn, bỏ ăn, stress nên mới có tình trạng ủ rũ. Gà kém ăn dẫn đến thiếu chất không đủ dinh dưỡng nên có tình trạng xệ cánh (sã cánh) và teo lườn.

Nếu bạn đang thắc măc gà bị bệnh gì dẫn đến ủ rũ xệ cánh thì không có câu trả lời cụ thể vì gà cứ bị bệnh thì thường ủ rũ, nếu bệnh diễn biến nặng gà kém ăn, bỏ ăn sẽ dẫn đến tình trạng sã cánh, teo lườn. Để biết chính xác gà bị bệnh gì bạn nên xem các dấu hiệu khác của gà thì mới biết được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gì
Gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gì

Cách chữa gà bị ủ rũ xệ cánh

Để chữa gà bị ủ rũ xệ cánh như vừa nói trên là phải tìm ra gà đang bị bệnh gì mới có thể trị được. Nhiều bạn chia sẻ cách chữa rất thần kỳ là cho dùng thuốc này cho dùng thuốc kia đảm bảo đỡ, đảm bảo khỏi. Còn nguyên nhân mọi người chia sẻ là tại sao nó khỏi thì không nói được vì theo kinh nghiệm chữa bệnh thấy như vậy. Do đó, NNO không khuyến khích các bạn làm chăn nuôi sử dụng các loại thuốc mà không biết gà đang bị bệnh gì. Tốt nhất, các bạn nên hỏi các đơn vị bán thuốc thú y ở địa phương hoặc bác sĩ thú y ở địa phương tới thăm khám để chuẩn đoán và cho thuốc đúng với tình trạng bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo triệu chứng và cách chữa gà con bị ủ rũ xệ cánh theo hướng dẫn từ các chuyên gia như sau:

1. Gà bị ủ rũ sã cánh do bị CRD

Với các triệu chứng đi kèm với ủ rũ sã cánh như hen khẹc, xù lông, bại chân, đi phân vàng trắng thì rất có thể gà đang bị bệnh CRD ghép với bệnh thương hàn. Để điều trị thương hàn dùng thuốc Enrofloxacin hoặc Antidiarrhoe, để điều trị bệnh CRD dùng thuốc Tylosin hoặc AntiCRD. Liều lượng 1g/10kg thể trọng dùng trong 7 ngày. Bổ sung thêm B Complex, chất điện giải và giải độc gan thận cho gà để giúp gà nhanh hồi phục hơn.

2. Gà chọi xù lông, sã cánh do thiếu chất

Tình trạng gà gọi bị xù lông xệ cánh, ủ rũ, ngủ gật, kém ăn và sưng khớp có thể là do gà bị thiếu khoáng và vitamin nhất là vitamin nhóm B kế phát viêm khớp do nhiễm khuẩn. Để chữa bệnh các bạn nên làm những điểm sau:

  • Tách những con bị bệnh nặng (liệt chân), vệ sinh chuồng nuôi, thay chất độn chuồng, giữ ấm cho đàn gà.
  • Tiêm kháng thể Gum cho toàn đàn gà.
  • Bổ sung thêm Premix khoáng và B Complex trộn vào khẩu phần ăn cho gà ăn 15 ngày. Dùng vitamin tổng hợp, vitamin ADE và giải độc gan thận cho gà uống
  • Dùng kháng sinh Amox 50 kết hợp với Enroflox hoặc Ampicoli hoặc Florfenicol cho gà dùng 5 – 7 ngày để trị viêm khớp.
  • Trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn cho gà
  • Những con gà bị nặng liệt chân các bạn tiêm thêm thuốc Linspec hoặc Gentatilo liên tục trong 3 ngày liền.

3. Gà con bị ủ rũ xệ cánh do E. Coli

Gà bị bệnh E. Coli có triệu chứng lâm sàng như gà ủ rũ, kém ăn, xù lông, sã cánh, bị ỉa chảy, phân loãng màu vàng xanh, có dịch nhầy màu trắng cũng có thể lẫn máu. Thường các bạn có thể căn cứ vào phân gà để chuẩn đoán bệnh này khá chính xác. Còn về cách chữa thì cũng rất đơn giản, các bạn dùng Florfenicol kết hợp với Doxycylin để điều trị. Liều lượng dùng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Thuốc Florphenicol
Thuốc Florfenicol

Kết luận lại, có rất nhiều bệnh truyền nhiễm ở gà đều khiến gà có hiện tượng ủ rũ xệ cánh. Nếu bạn muốn điều trị bệnh này ở gà thì nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý phù hợp. Nếu không biết nguyên nhân gây bệnh thì bạn nên hỏi các bác sĩ thú y hoặc các tiệm thuốc thú y để chuẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang