logo vui cười lên

Tác hại của mướp đắng, không phải cứ đắng là tốt


Mướp đắng có vị đắng và theo nhiều thông tin thì mướp đắng càng đắng lại càng có tác dụng tốt cho sức khỏe. Điều này chỉ đúng một phần vì nếu ăn mướp đắng không đúng cách và lạm dụng mướp đắng thì hoàn toàn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như tụt đường huyết, rối loạn tiêu hóa hay giảm hấp thu dinh dưỡng. Sau đây là một vài tác hại của mướp đắng các bạn nên biết để tránh những tác dụng không mong muốn khi ăn mướp đắng.


Cây mướp đắng (khổ qua)
Tác hại của mướp đắng

Tác hại của mướp đắng là gì

Mướp đắng được trồng nhiều ở nước ta, hiện mướp đắng được bán phổ biến trên thị trường như một loại rau xanh nhưng cũng có nhiều đơn vị cũng sấy khô loại quả này để làm trà. Ngoài ra, thân, lá, hạt của mướp đắng cũng được dùng nhiều để làm thuốc. Mặc dù là một loại thực phẩm phổ biến trên thị trường nhưng các bạn cũng nên lưu ý một vài tác hại của mướp đắng sau đây:

1. Mướp đắng gây hạ đường huyết, huyết áp

Mướp đắng có tác dụng tốt cho người bị tiểu đường và người huyết áp cao nhưng sẽ có vấn đề nếu những người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều mướp đắng. Tác hại khi người bị huyết áp thấp ăn nhiều mướp đắng là tình trạng tụt huyết áp, hạ đường huyết dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và có thể bị ngất.

Mướp đắng (khổ qua)
Tác hại của mướp đắng

2. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng

Mướp đắng đã được nghiên cứu có ảnh hưởng nhất định tới phụ nữ có thai và đang cho con bú. Mướp đắng khiến tử cung của phụ nữ có thai co bóp nhiều hơn nên dễ gây sảy thai nhất là ở giai đoạn đầu mang thai. Ngoài ra, khi cho con bú thì mướp đắng cũng không tốt vì có một hàm lượng nhỏ hoạt chất trong mướp đắng có thể theo sữa mẹ vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Các hoạt chất này không ảnh hưởng tới người lớn nhưng đối với trẻ sơ sinh thì nó lại là độc tố không hề tốt cho sức khỏe của trẻ.

Mướp đắng (khổ qua)
Tác hại của mướp đắng

3. Mướp đắng khiến cơ thể giảm hấp thu canxi

Trong mướp đắng có chứa hàm lượng nhỏ canxi oxalat. Chất này cũng không có gì đặc biệt và có chứa trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi các bạn ăn mướp đắng với các thực phẩm giàu canxi thì canxi oxalat sẽ sinh ra phản ứng với canxi tạo ra một hợp chất khác khiến cơ thể khó hấp thu.

Mướp đắng (khổ qua)
Tác hại của mướp đắng

4. Mướp đắng có khả năng gây đột biến gen trên động vật

Theo nhiều nghiên cứu thì mướp đắng đi vào cơ thể động vật ở một liều lượng đủ lớn có thể gây biến đổi gen ở gan khiến tế bào gan thay đổi hình dạng. Hiện các nghiên cứu mới chỉ ghi nhận bước đầu về việc mướp đắng có khả năng gây đột biến gen chứ chưa có kết luận cuối cùng. Đương nhiên, chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc mướp đắng gây đột biến gen ở người nên các bạn cứ yên tâm.

Quả mướp đắng
Tác hại của mướp đắng

5. Mướp đắng không tốt cho người bị thiếu enzyme G6PD

Những người bị thiếu enzyme G6PD (glucose-6-phosphate) sẽ khiến tế bào hồng cầu hoạt động không bình thường. Các trường hợp này thường do di truyền và còn gọi là bệnh tan máu. Những bệnh nhân bị hội chứng này cũng không nên ăn mướp đắng vì nó có thể gây ra các biến chứng khó lường thậm chí khiến người bệnh bị hôn mê nếu ăn nhiều mướp đắng.

Cây khổ qua (mướp đắng)
Tác hại của mướp đắng

6. Mướp đắng có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn không đúng cách

Mướp đắng là món khoái khẩu với nhiều người nhưng vẫn nên lưu ý ăn đúng cách vì mướp đắng cũng kỵ với một số thực phẩm giàu canxi như đậu phụ, tôm cua. Ngoài ra, mướp đắng cũng kỵ với trà xanh, sườn heo rán (nướng) và cả quả măng cụt. Nếu bạn ăn mướp đắng chung với các loại thực phẩm vừa kể trên có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc không tốt đối với sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Bên cạnh việc chế biến thành các món ăn, mướp đắng cũng có thể ăn sống, khi ăn sống bạn nên rửa sạch, ngâm qua với nước muối trước khi ăn để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo lời khuyên của NNO thì các bạn tốt nhất vẫn nên đun chín trước khi ăn là tốt nhất sẽ hạn chế tối đa được các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một lưu ý nhỏ nữa đó là mướp đắng thường không được trẻ nhỏ thích ăn vì có vị đắng. Dù vậy, bạn cũng không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều mướp đắng vì mướp đắng cũng là một thực phẩm khó tiêu.

Cây khổ qua (mướp đắng)
Tác hại của mướp đắng

7. Hạt mướp đắng không tốt cho gan thận

Hạt mướp đắng là một vị thuốc trong y học cổ truyền nhưng theo các nghiên cứu mới nhất thì trong hạt mướp đắng chứa alpha và beta momorcharin rất không tốt cho gan và thận. Do vậy, kể cả khi mướp đắng còn non thì bạn vẫn nên bỏ hết hạt trước khi chế biến làm các món ăn. Đối với trà mướp đắng (mướp đắng sấy khô), nếu bạn gặp vấn đề về gan thận thì cũng nên bỏ hết hạt của mướp đắng trước khi cho vào nước để làm trà.

Mướp đắng sấy khô
Tác hại của mướp đắng

Với những tác hại của mướp đắng vừa kể trên, có thể thấy mướp đắng thực ra cũng cần lưu ý ăn hoặc làm thuốc, làm trà uống. Nếu bạn đang là người có bệnh thì nên cẩn thận với đặc tính về y học của mướp đắng, còn nếu bạn không có bệnh tật thì cũng nên chú ý không ăn mướp đắng khi mang thai, đang cho con bú và không ăn quá nhiều mướp đắng cũng không tốt cho hệ tiêu hóa.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang