Cây hoa dừa cạn là cây rất quen thuộc được trồng làm cảnh. Một số nơi thậm chí còn trồng dừa cạn khá nhiều để làm cây dược liệu. Loại cây này là cây thuốc có nhiều tác dụng nhưng được mọi người biết đến nhiều với công dụng hạ huyết áp rất tốt. Cũng vì là cây thuốc nên nhiều bạn thắc mắc tác hại của cây dừa cạn là gì hay cây dừa cạn có độc không. Vấn đề này không có nhiều bạn thắc mắc nhưng khi trồng làm cảnh trong nhà và sử dụng làm thuốc thì các bạn nên biết và hiểu rõ về vấn đề này.
- Tác dụng của cây dừa cạn là gì
- Cách nhân giống hoa dừa cạn
- Các loại hoa dừa cạn
- Hoa dừa cạn có mấy màu
- Hình ảnh cây dừa cạn
Cây dừa cạn có độc không
Cây dừa cạn theo đông y là cây có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, hạ huyết áp và giải độc. Mặc dù có khả năng giải độc nhưng cây dừa cạn vẫn được đông y đánh giá là cây có độc tính nhẹ. Khi sử dụng dừa cạn làm thuốc thường sẽ kết hợp với một số loại thuốc khác để trung hòa độc tính hoặc liều dùng không quá dài để tránh bị ngộ độc.
Theo các nghiên cứu từ tây y, cây dừa cạn có chứa hàm lượng alkaloid rất cao. Tùy từng nơi trồng mà hàm lượng này sẽ có sự cao thấp khác nhau và ở Việt Nam thì cây dừa cạn có hàm lượng alkaloid khá cao. Thông thường thì cây dừa cạn hoa trắng sẽ có alkaloid cao hơn hẳn so với loại hoa tím, đỏ hay hồng. Hoạt chất alkaloid là một chất được dùng trong y học để chữa các bệnh liên quan đến u nhú và điều trị ung thư. Tất nhiên, alkaloid là một chất có thể điều trị u nhú trong cơ thể nhưng nó cũng gây hại cho cơ thể nên nếu dùng alkaloid với liều cao có thể gây mù lòa thậm chí tử vong.
Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc cây dừa cạn có độc không thì có thể khẳng định rằng cây dừa cạn là cây có độc. Độc tố của cây chính là chất alkaloid, chất này vừa có độc tính nhưng lại vừa có tác dụng chữa bệnh. Nếu hàm lượng alkaloid đủ lớn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng thậm chí gây mù lòa, tử vong. Đây là lý do thuốc được chiết xuất từ cây dừa cạn không phổ biến và phải được bác sĩ chỉ định khi sử dụng. Còn cây dừa cạn sấy khô để pha nước uống thì phổ biến hơn tuy nhiên do chưa tinh chế nên lượng alkaloid trong cây dừa cạn sấy khô không nhiều. Mặc dù hàm lượng ít nhưng các bạn vẫn nên chú ý uống với liều lượng hợp lý và thời gian sử dụng không quá dài để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tác hại của cây dừa cạn
Như vừa nói ở trên, cây dừa cạn là cây cảnh có độc nên loại cây này chắc chắn có tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. Một số tác hại của cây dừa cạn có thể kể ra như:
- Choáng, ngất do tụt huyết áp: cây đừa cạn được dùng để hạ huyết áp nhưng nếu những người huyết áp thấp sử dụng sẽ dẫn đến bị choáng, ngất do tụt huyết áp. Những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng cây dừa cạn để làm thuốc.
- Ngộ độc alkaloid: trong cây dừa cạn có chứa alkaloid, thông thường sử dụng đúng liều lượng sẽ không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe. Nếu sử dụng cây dừa cạn làm thuốc trong thời gian dài với liều cao có thể gây ra ngộ độc alkaloid.
- Mù lòa: trường hợp ngộ độc alkaloid nặng có thể gây ra tình trạng mù lòa. Do đó các bạn nên lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Theo liều dùng thì không được sử dụng cây dừa cạn quá 50g/ngày.
- Tử vong: alkaloid là một chất có khả năng điều trị ung thư và nó cũng rất độc đối với cơ thể. Nếu chiết xuất alkaloid từ cây dừa cạn với hàm lượng cao thì có thể gây tử vong nếu liều lượng nạp vào cơ thể đủ nhiều.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: cây dừa cạn có độc tính nhẹ nên tuyệt đối không sử dụng đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú vì nó sẽ ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ nhỏ.
Như vậy, với những tác hại của cây dừa cạn vừa nêu trên, các bạn không cần phải quá lo lắng khi trồng cây dừa cạn tại nhà vì kể cả lỡ trẻ nhỏ ăn phải lá cây cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cây dừa cạn chỉ gây nguy hiểm nếu các bạn dùng làm thuốc và sử dụng với liều lượng cao trong thời gian dài mà thôi.