Gà bị tím mào rồi chết là triệu chứng bệnh mà một số hộ chăn nuôi gặp phải. Khi gặp tình trạng gà như vậy thì vấn đề quan trọng nhất là cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh thì mới có các biện pháp chữa trị hiệu quả. Nếu bạn không xác định được nguyên nhân thì nên mời bác sĩ thú y tới thăm khám để biết cụ thể bệnh tích từ đó đưa ra kết luận bệnh một cách chính xác nhất.
- Gà bị rụng lông
- Các bệnh đường ruột ở gà
- Bệnh Leucosis ở gà
- Gà bị lạnh chân là bệnh gì
- Bệnh phân xanh phân trắng ở gà
Gà bị tím mào rồi chết là bệnh gì
Gà bị tím mào rồi chết rất khó để kết luận chính xác đó là bệnh gì vì cũng có một số bệnh có triệu chứng tím mào. Thông thường, gà bị tím mào hay còn gọi là tím tái thì các bạn có thể nghĩ ngay đến bệnh đầu đen ở gà. Tuy nhiên, khi gà bị tụ huyết trùng hoặc bị cúm gia cầm cũng có hiện tượng mào tím tái rồi chết.
Mặc dù 3 bệnh trên gây hiện tượng gà bị tím tái nhưng lại có hai trường hợp có thể xảy ra. Thứ nhất là gà bị mắc bệnh mà bệnh này khiến gà bị tím mào, khi bệnh nặng dẫn đến gà bị chết. Trường hợp thứ hai là gà bị mắc bệnh khiến gà có triệu chứng tím mào nhưng gà lại bị kế phát bệnh khác nữa, chính vì bệnh kế phát này mới khiến tỉ lệ chết tăng cao. Vì thế, nếu chỉ căn cứ và dấu hiệu gà tím mào rồi chết thì rất khó chuẩn đoán được gà đang bị bệnh gì. Bạn nên tìm các bác sĩ thú y hoặc tới các cơ sở bán thuốc thú y để được tư vấn, thăm khám cho đàn gà giúp phát hiện được bệnh một cách chính xác từ đó mới có cách chữa cụ thể.
Cách chữa bệnh gà bị tím mào
Như đã nói ở trên, trường hợp điều trị cụ thể khi gà bị tím mào rồi chết phải biết được nguyên nhân cụ thể mới có cách chữa phù hợp. Tất nhiên, nếu gà đang bị 1 trong 3 bệnh vừa kể trên là cúm gia cầm, bệnh đầu đen và bệnh tụ huyết trùng thì các bạn có thể tham khảo cách chữa như sau:
1. Gà bị tím mào do tụ huyết trùng
Để điều trị bệnh tụ huyết trùng cũng không khó. Khi đã xác định được chính xác bệnh các bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh như Amocin hay Nexymix đều được. Nhiều nhà sản xuất có thể để tên hơi khác nhau nên khi mua thuốc các bạn hãy hỏi người bán để biết thêm thông tin chi tiết. Về liều lượng sử dụng cá bạn dùng theo hướng dẫn trên bao bì với thời gian liên tục trong 5 ngày, nếu gà vẫn chưa khỏi thì có thể dùng kéo dài thêm 2 ngày.
2. Gà bị tím mào do bệnh đầu đen
Cách chữa bệnh này rất đơn giản, sử dụng thuốc Sul-depot: 2ml, Hepaton: 1g, T cúm gia súc: 1g, Super Vitamin: 1g, pha chung với 1 lít nước, cho gà uống tự do (hết lại pha) liên tục 4 – 5 ngày. Nếu bạn khó tìm mua thuốc như vừa nêu trên thì có thể tới các tiệm thú y để mua thuốc vì vẫn có nhiều loại thuốc khác cũng có khả năng trị được bệnh này.
3. Gà bị tím mào do cúm gia cầm
Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nếu căn cứ theo các triệu chứng cũng như bệnh tích có nghi nhiễm cúm gia cầm, bạn nên báo ngay cho cơ quan thú y địa phương lấy mẫu xét nghiệm. Nếu đúng là bị bệnh cúm gia cầm, cần tiêu hủy ngay để tránh dịch bệnh lây lan theo đúng quy định của cục thú y.
Với các thông tin trên, có thể thấy việc gà bị tím mào rồi chết có nhiều nguyên nhân. Để xác định được cụ thể nguyên nhân cần phải có các triệu chứng lâm sàng khác hoặc mổ khám để xem bệnh tích. Khi đã biết được nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị sẽ không quá khó khăn nữa.