logo vui cười lên

Lá mướp có tác dụng gì? Giúp làm đẹp hay làm thuốc


Mướp là một loại cây trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Người ta trồng mướp để lấy quả, chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Ngoài việc sử dụng quả để làm thực phẩm, một số bộ phận khác của cây mướp như lá, rễ, xơ mướp cũng đều có giá trị riêng của nó. Trong bài viết này, NNO sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem lá mướp có tác dụng gì với con người nhé.


Lá mướp có tác dụng gì
Lá mướp có tác dụng gì

Đặc điểm của lá mướp

Cây mướp có lá đơn, to, màu xanh, mọc cách so le, phiến lá có hình trái tim. Lá dài khoảng 8 – 16 cm, rộng khoảng 7 – 20 cm, có 5 – 7 thùy theo kiểu chân vịt, mép lá có răng cưa.

Mặt dưới của lá có màu xanh nhạt, còn mặt trên có màu xanh đậm, cả hai mặt lá đều có phủ lớp lông nhám màu trắng. Cuống lá màu xanh lục, dài khoảng 5 – 7 cm, có lông ngắn màu trắng.

Trong Đông y, lá mướp có vị đắng, chua, tính hàn nhẹ, có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, điều trị mụn, ghẻ lở và một số bệnh khác. Tiếp theo, NNO muốn giới thiệu với các bạn những công dụng phổ biến nhất của lá mướp nhé.

Lá mướp có tác dụng gì
Công dụng của lá mướp

Lá mướp có tác dụng gì

1. Lá mướp chữa viêm họng

Với tác dụng chống viêm nên lá mướp có tác dụng điều trị viêm họng. Nếu mới bị viêm họng và tránh sử dụng kháng sinh, bạn có thể áp dụng bài thuốc trị viêm họng với lá mướp.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần hái vài lá mướp, rửa sạch rồi cho vào cối giã nhuyễn với một ít muối hạt. Sau đó, đổ một ít nước vào lá mướp giã nhuyễn, khuấy đều rồi chắt lấy nước cốt. Bạn sử dụng nước cốt này để ngậm hoặc uống mỗi ngày một ít, khoảng 2 – 3 lần. Liên tục làm trong vài ngày sẽ đem lại hiệu quả.

2. Lá mướp chữa ho, hen dài ngày

Bạn lấy 15g lá mướp tươi, rửa sạch rồi cho vào ấm đun lấy nước đặc uống trong khi bị ho, hen kéo dài.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho lá mướp vào sắc trong vài tiếng để nước lá cô đặc thành một loại cao lỏng. Sau đó, chắt cao lỏng cho vào bảo quản trong hũ kín dùng dần, uống 0,5ml, ngày 2 lần.

Lá mướp có tác dụng gì
Lá mướp có tác dụng gì

3. Lá mướp trị mụn nhọt, lở loét ngoài da

Nếu bạn bị mụn nhọt hoặc lở loét ngoài da, có thể áp dụng cách chữa dân gian với lá mướp. Bạn rửa sạch vài lá mướp, cho vào cối giã nhuyễn rồi lấy bã đắp lên vùng da bị lở loét hoặc có mụn. Lá mướp sẽ làm vùng da bị tổn thương tiêu viêm, giảm sưng và nhanh lành vết thương da.

Cây mướp
Tác dụng của lá mướp

4. Lá mướp trị mụn trứng cá, trị nám, làm đẹp da

Do có tính thanh nhiệt, tiêu viêm, nên ngoài trị mụn nhọt và lở loét ngoài da, lá mướp còn mang lại hiệu quả trong việc điều trị mụn nhọt. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy một nắm lá mướp tươi, rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước cốt, dùng nước cốt này thoa đều lên mặt. Nước cốt này sẽ làm cho các mụn trứng cá nhanh chóng biến mất, các vết nám mờ dần đi, giúp làn da sáng đẹp hơn.

Lá mướp có tác dụng gì
Lá mướp có tác dụng gì

5. Lá mướp trị nứt đầu vú

Đối với các mẹ cho con bú, việc nứt đầu vú gây ra nhất nhiều đau đớn. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể sử dụng cách trị với lá mướp. Dùng lá mướp sạch đem phơi khô, sau đó đốt cháy lá, nhưng chú ý không được đốt đến mức lá cháy thành tro (hay còn gọi là đốt tồn tính). Sau đó, lấy lá đã đốt tồn tính cho vào tán thành bột mịn, rồi trộn với dầu vừng tạo thành một hỗn hợp, dùng để bôi lên ngực để chữa nứt đầu vú cho những ai đang nuôi con bú.

Lá mướp có tác dụng gì
Lá mướp có tác dụng gì

Như vậy, chắc các bạn không còn thắc mắc Lá mướp có tác dụng gì nữa rồi phải không. Lá mướp có tác dụng trị nứt đầu vú, trị mụn nhọt, mụn trứng cá, làm đẹp da, chữa ho, chữa viêm họng. Tuy nhiên, lời khuyên cho các bạn khi dùng lá mướp làm thuốc đó là nên xin tư vấn từ các lương y tại các phòng khám y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng cũng như liều lượng sử dụng cho phù hợp với cơ địa của từng người.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang