logo vui cười lên

Cây mướp hương bị héo, nguyên nhân & cách khắc phục


Nhiều bạn trồng mướp hương có thể gặp phải tình trạng cây mướp hương bị héo. Trường hợp héo ở đây có thể là héo lá, héo toàn bộ thân, cũng có thể là héo một phần nhánh của cây, … Tùy theo từng trường hợp mà chúng ta sẽ có hướng xử lý khác nhau. Sau đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cây mướp hương bị héo các bạn có thể tham khảo.


Cây mướp hương
Cây mướp hương

1. Cây mướp hương bị héo do bệnh thối gốc

Nguyên nhân khiến cây mướp hương bị héoNNO muốn đề cập đầu tiên ở đây là do bệnh thối gốc gây ra. Đây là bệnh do nấm Rhizoctonia solani, gây hại trên mướp và phổ biến trên các cây thuộc họ nhà bầu bí khác. Bệnh phát triển trong điều kiện độ ẩm cao, nấm tấn công phần gốc thân của cây mướp con làm cho thân cây bị thối chuyễn màu nâu đen, sau đó lá héo khô rồi rụng dần. Bệnh còn gây hại trên cây lớn, nếu cây đang thời kỳ ra hoa hoặc có trái thì bệnh cũng có thể tấn công trái, làm hỏng trái.

Bệnh này thường gặp khi trồng mướp trên đồng ruộng do người trồng không vệ sinh nơi trồng, thu dọn các tàn dư vụ trước khiến cho nấm bệnh có chỗ trú ngụ và phát triển. Để ngăn ngừa bệnh thối gốc do nấm Rhizoctonia solani khiến cây mướp hương bị héo, các bạn cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, kiểm tra cắt tỉa cành lá ở gốc mướp tạo độ thông thoáng và hạn chế nấm bệnh phát sinh, đồng thời chăm bón phân đúng liều lượng kết hợp với nấm Trichoderma và tưới tiêu hợp lý cho mướp.

Cây mướp hương
Cây mướp hương

2. Cây mướp hương bị héo do bệnh nứt thân chảy nhựa

Đây cũng là một bệnh do nấm gây ra, khá phổ biến trên mướp, cũng như các cây họ Bầu bí khác, khiến cho cây mướp hương bị héo. Tác nhân gây bệnh chính là nấm Mycosphaerella melonis, gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi có trên lá và cuống quả. Trên thân mướp, lúc đầu xuất hiện các đốm hình bầu dục, màu vàng nhạt, hơi lõm, từ đó có giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau, vết bệnh chuyển màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài màu nâu xám và chảy nhựa nhiều hơn, trên đó có các hạt nhỏ màu đen, rồi dẫn đến cả cây mướp có thể bị héo khô và chết.

Biện pháp phòng trừ bệnh nứt thân chảy nhựa khiến cây mướp bị héo gồm có tiêu hủy cây bệnh và tàn dư cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch, chăm bón phân đầy đủ để cây mướp khỏe mạnh, nên sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón kết hợp với nấm Trichoderma, bón phân đạm vừa phải, tưới tiêu hợp lý, tránh gây ngập úng. Nếu cây mướp xuất hiện bệnh, sử dụng thuốc trị bệnh phun trên lá, gốc và thân, cần đảm bảo thời gian cách li cho quả để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Cây mướp hương
Cây mướp hương

3. Cây mướp hương bị héo do bệnh héo vàng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp trên các cây họ nhà Bầu bí khiến cho cây mướp hương bị héo. Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum gây ra, phát triển mạnh trong điều kiện độ pH thấp 4-5, nơi trồng hay bị ngập úng nước hoặc đất trồng độc canh mướp cũng là nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Nấm bệnh cũng dễ dàng lây lan qua vết thương cơ giới hay tuyến trùng, côn trùng

Khi bị bệnh héo vàng, cây bị mất nước dẫn đến chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây mướp con bị bệnh làm chết rạp từng đám. Đối với cây mướp trưởng thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến lúc đậu quả. Đặc trưng của bệnh này là các lá dưới bị vàng trước sau đó vàng lan lên các lá trên. Triệu chứng héo rũ hoặc biến vàng có thể xuất hiện một vài cành trên cây hay cả cây. Khi cây mướp bị nhiễm bệnh, các lá mướp bị vàng, héo sau đó dẫn đến chết cây.

Để phòng ngừa bệnh héo vàng khi trồng mướp hương, cần sử dụng giống mướp có sức đề kháng tốt, xử lý hạt giống trước khi đem gieo, vệ sinh nơi trồng và phơi ải đất kết hợp bón vôi để tiêu diệt các mầm bệnh. Nơi trồng phải có khả năng tưới tiêu tốt, nếu trồng trong thùng xốp cần thiết kế thùng xốp hợp lý để tránh gây ngập úng. Bón thêm nấm Trichoderma khi bón phân cho cây. Nếu cây mướp nhỏ nào bị bệnh, cần nhổ bỏ và tiêu hủy nơi xa để tránh lây lan. Khi bệnh xuất hiện và phát triển thì sử dụng thuốc đặc trị như Rovral 50 WP hay Ridomil MZ, và cần chú ý đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch mướp.

Cây mướp hương
Cây mướp hương bị héo

4. Cây bị héo do thiếu nước

Mướp là loại cây chịu nắng rất tốt, dù trời nắng nóng 40 độ C nhưng cây vẫn tươi tốt nếu được tưới đủ nước hàng ngày. Kể cả khi trời nắng nóng cao điểm thì cây cũng không bị héo hay cháy lá như một số loại cây khác. Tất nhiên, nếu cây bị thiếu nước do các bạn quên không tưới và trời nắng nóng thì cây có thể gặp tình trạng héo rũ.

Cây mướp hương
Cây mướp hương bị héo

5. Cây héo do bị gập thân

Mướp là loại cây dây leo, thông thường trồng mướp các bạn phải làm giàn cho mướp leo. Khi mướp leo giàn thì ngọn sẽ leo theo hướng có ánh sáng mặt trời nên thường ngọn mướp sẽ bò dần và chuyển hướng bò về hướng đông (hướng mặt trời mọc). Vì thế, khi trồng mướp hay một số loại cây dây leo khác bạn cần phải vắt lại ngọn để cây phân bố đều trên giản. Việc làm này có thể vô tình làm thân cây bị gãy gập. Khi thân bị gãy gập thì từ phần gãy đến ngọn cây sẽ bị héo đi nhanh chóng. Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến cây mướp hương bị héo.

Xem thêm: Cách làm giàn mướp đơn giản trên sân thượng

Cây mướp hương
Cây mướp hương

Như vậy, có thể thấy cây mướp hương bị héo do nhiều nguyên nhân khác nhau như cây bị sâu bệnh tấn công hoặc cây thiếu nước hay do các bạn vô tình làm thân cây bị gãy gập. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bạn hãy có hướng xử lý kịp thời nhé.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang