logo vui cười lên

Tác hại của đậu bắp, gây tiêu chảy, đau khớp, sỏi thận và đông máu


Đậu bắp từ lâu được coi là một trong những loại thực phẩm ngon bổ rẻ theo đúng nghĩa đen. Loại rau xanh này có giá thành khá rẻ, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon mà lại rất bổ dưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì ăn đậu bắp lại không hề tốt. Nếu bạn đang thắc mắc tác hại của đậu bắp là gì thì hãy cùng NNO tìm hiểu ngay sau đây để hiểu rõ hơn nhé.


Quả đậu bắp
Tác hại của đậu bắp là gì

6 Tác hại của đậu bắp các bạn nên biết

1. Đậu bắp có thể gây sỏi thận

Trong đậu bắp hay một số loại rau xanh khác cũng có chứa oxalate. Thông thường, hàm lượng oxalat trong rau củ quả không nhiều và không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu các bạn ăn nhiều hoặc ăn thường xuyên các loại rau củ có chứa oxalate như đậu bắp thì sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Vì thế, các bạn đừng lạm dụng ăn quá nhiều đậu bắp hay một số loại rau củ khác có chứa oxalate như rau chân vịt, đậu cove, đậu đũa, củ cải đường, dưa chuột, rau muống, củ cải đỏ, khoai lang, rau diếp cá, …

Cây đậu bắp
Tác hại của đậu bắp là gì

2. Đậu bắp cũng có thể khiến bạn bị đau khớp

Có thể bạn thấy nhiều thông tin về việc đậu bắp có thể chữa các vấn đề về khớp thậm chí là dùng để hỗ trợ điều trị bệnh gút thì những thông tin này không hề sai. Tuy nhiên, trong đậu bắp có chứa solanine với hàm lượng nhỏ. Một số người bị viêm khớp rất mẫn cảm với solanine mà ăn đậu bắp sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Ngược lại, những ai không mẫn cảm với solanine thì ăn đậu bắp sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm. Đây là lý do đậu bắp chữa được viêm khớp, chữa được gút nhưng không phải ai cũng nên dùng đậu bắp để chữa bệnh.

Đậu bắp
Tác hại của đậu bắp là gì

3. Đậu bắp không thích hợp với người bị phong hàn

Đậu bắp trong y học cổ truyền cũng là một vị thuốc. Theo đánh giá của Đông y thì đậu bắp là một vị thuốc có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Ngược lại, những ai bị phong hàn, lạnh tay chân, lạnh bụng thì không nên ăn đậu bắp sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Quả đậu bắp
Tác hại của đậu bắp là gì

4. Ăn nhiều đậu bắp có thể gây khó tiêu, đầy hơi

Đậu bắp là một trong những loại rau xanh có hàm lượng chất xơ cao. Khi bạn ăn 100g đậu bắp sẽ cung cấp 9% nhu cầu chất xơ cho cơ thể trong 1 ngày. Với lượng chất xơ nhiều như vậy nếu bạn ăn quá nhiều đậu bắp cùng lúc có thể làm cho cơ thể bị dư thừa chất xơ. Khi chất xơ trong dạ dày quá nhiều nó sẽ cản trở quá trình thức ăn được tiêu hóa dẫn đến triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.

Đậu bắp
Tác hại của đậu bắp là gì

5. Đậu bắp cũng là một tác nhân gây tiêu chảy

Trong quả đậu bắp có chứa fructan, đây là một chất mà nếu hàm lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây tiêu chảy. Vì thế, việc ăn quá nhiều đậu bắp không chỉ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến khó tiêu mà còn có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy. Trong y học cổ truyền, đậu bắp cũng được dùng để điều trị bệnh nhân bị táo bón, một phần nguyên nhân đậu bắp điều trị được táo bón có lẽ nằm ở lượng fructan có trong đậu bắp.

Đậu bắp luộc
Tác hại của đậu bắp là gì

6. Đậu bắp làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu

Trong bài viết Đậu bắp bao nhiêu calo mà NNO đã đăng tải trước đây có nói về giá trị dinh dưỡng của quả đậu bắp. Trong 100g đậu bắp cung cấp tới 44% nhu cầu vitamin K cho cơ thể trong 1 ngày. Thực tế không có nhiều loại rau xanh có chứa hàm lượng vitamin K cao nên đậu bắp có thể nói là một nguồn bổ sung vitamin K rất dồi dào. Vitamin K cũng có tác dụng làm đông máu nhanh hơn khi các bạn bị chảy máu, nhưng đồng thời lượng vitamin K này cũng khiến các loại thuốc chống đông máu bị mất phần nào tác dụng. Đây là lý do khi các bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên ăn đậu bắp.

Quả đậu bắp
Tác hại của đậu bắp là gì

Với 6 tác hại của đậu bắp vừa kể trên, có thể thấy trong một số trường hợp cụ thể thì đậu bắp không hề tốt cho sức khỏe. Dù vậy các bạn cũng đừng quá lo lắng về tác hại của đậu bắp vì nếu bạn chỉ dùng đậu bắp như một món ăn bình thường hàng tuần và không ăn quá nhiều đậu bắp cùng lúc thì gần như đậu bắp rất an toàn và không hề có tác dụng phụ nào đáng kể.

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang